12 phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non tốt nhất hiện nay

Như ông cha ta từng dạy “Học ăn, học nói, học gói, học mở”, tầm quan trọng của ngôn ngữ được ví như thứ hai chỉ sau việc ăn uống. Vậy làm thế nào để nuôi dưỡng và phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non một cách hiệu quả nhất? Hãy cùng Busy Bees khám phá 12 phương pháp hữu ích dành cho trẻ mầm non trong bài viết này.

1. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non là gì?

Ngôn ngữ là cầu nối kỳ diệu giúp chúng ta có thể kết nối với mọi người xung quanh, chia sẻ và thấu hiểu lẫn nhau. Ngôn ngữ còn là nền tảng quan trọng để mở ra cánh cửa tri thức, các mối quan hệ tốt đẹp và những kỹ năng cần thiết như tư duy phản biện, kỹ năng giao tiếp,..

Phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non là việc rèn luyện 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, giúp trẻ giao tiếp hiệu quả và tự tin thể hiện bản thân. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non là một trong những yếu tố quan trọng góp phần vào sự phát triển toàn diện của trẻ.

Phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non là gì?
Phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non là gì?

Để có thể truyền tải tốt những thông điệp mình muốn hướng đến qua 4 kỹ năng này, bố mẹ và nhà trường cần phối hợp chặt chẽ để tạo môi trường ngôn ngữ phong phú cho trẻ phát triển khả năng giao tiếp và sử dụng ngôn ngữ một cách tự tin, hiệu quả.

2. 5 giai đoạn phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non cần biết

Đối với giai đoạn tuổi khác nhau sẽ tương ứng với khả năng tiếp thu khác nhau. Hiểu được giai đoạn phát triển ngôn ngữ của trẻ là chìa khóa giúp cha mẹ lựa chọn phương pháp học phù hợp, tối ưu hóa khả năng ngôn ngữ cho con. Hãy cùng khám phá hành trình ngôn ngữ đầy diệu kỳ của trẻ qua từng giai đoạn:

  • Giai đoạn tiền ngôn ngữ (từ sơ sinh – 12 tháng): Trẻ bắt đầu tiếp xúc và phản ứng với âm thanh, cử chỉ và ngôn ngữ cơ bản. Điều này thể hiện qua những tiếng bập bẹ, nụ cười và ánh mắt khi chúng ta trò chuyện với trẻ.
  • Giai đoạn phát triển từ vựng (12-18 tháng): Ở giai đoạn này, trẻ có thể nhận biết và cất lên những từ ngữ đơn giản để giao tiếp. Bố mẹ có thể cho con chơi trò chơi ngôn ngữ qua flashcards, đọc sách cho trẻ nghe và lặp lại các từ vựng thường xuyên để trẻ phát triển vốn từ.
  • Giai đoạn từ vựng mở rộng (18-24 tháng): Vốn từ của trẻ lúc này đã ngày càng phong phú, từ đó trẻ có thể bắt đầu sử dụng những câu ngắn để diễn đạt ý kiến và yêu cầu của mình.
  • Giai đoạn câu chuyện và kỹ năng ngôn ngữ phát triển (2-3 tuổi): đây là giai đoạn phát triển ngôn ngữ vượt bậc ở trẻ. Bố mẹ có thể thấy một sự tiến bộ vượt bậc, trẻ có thể kể những câu chuyện đơn giản, sử dụng ngôn ngữ để chơi đùa và giao tiếp cùng bạn bè.
  • Giai đoạn phát triển ngôn ngữ phức tạp (3-5 tuổi): Vốn từ vựng của trẻ tăng lên nhanh chóng, trẻ sử dụng những câu có tính chất phức tạp hơn để nối câu và miêu tả chi tiết. Khi đó, khả năng tư duy sáng tạo của trẻ cũng phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn này.
5 giai đoạn phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non cần biết
5 giai đoạn phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non cần biết

3. Vai trò và lợi ích của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non

Phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non chính là gieo mầm cho tương lai tươi sáng và phát triển. Trong xã hội hiện đại, ngôn ngữ không còn chỉ là công cụ giao tiếp thiết yếu mà còn là nền tảng cho sự phát triển tư duy, nhận thức, cảm xúc và xã hội của trẻ.

Vai trò và lợi ích của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non
Vai trò và lợi ích của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non

Việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non sẽ mang lại nhiều lợi ích thiết thực như sau:

3.1. Khả năng ngôn ngữ của trẻ được cải thiện sớm

Ngôn ngữ giúp trẻ thể hiện nhu cầu, suy nghĩ và cảm xúc của bản thân. Khi trẻ có khả năng ngôn ngữ tốt, trẻ có thể giao tiếp hiệu quả với người khác, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp và hòa nhập với môi trường xung quanh.

3.2. Kích thích trẻ phát triển não bộ, tư duy

Ngôn ngữ giúp trẻ hình thành khái niệm, phân loại sự vật, và phát triển khả năng tư duy logic. Khi trẻ có khả năng ngôn ngữ tốt, trẻ sẽ học tập tốt hơn và đạt được thành công cao hơn trong học tập.

3.3. Phát triển ngôn ngữ giúp trẻ hình thành và nuôi dưỡng giá trị đạo đức

Ngôn ngữ có thể được xem là hạt giống gieo mầm tâm hồn trẻ với những giá trị đạo đức tốt đẹp. Từ những tiếng bập bẹ đầu tiên, trẻ đã được học những từ ngữ thiêng liêng như: bố, mẹ,.. tiếp đến là cách nói chuyện phải phép với người lớn “dạ, thưa”, hay những câu chào hỏi “xin chào, cảm ơn, xin lỗi,..”

Khi đó, bố mẹ và nhà trường giữ vai trò quan trọng trong việc định hướng và nuôi dưỡng tâm hồn trẻ qua ngôn ngữ. Chúng ta cần hướng trẻ đến những từ ngữ lịch sự, văn minh và tôn trọng, dạy trẻ biết yêu thương, quý trọng mọi người và sử dụng ngôn ngữ để thể hiện sự quan tâm chia sẻ.

Phát triển ngôn ngữ giúp trẻ hình thành và nuôi dưỡng giá trị đạo đức
Phát triển ngôn ngữ giúp trẻ hình thành và nuôi dưỡng giá trị đạo đức

Tuy nhiên, khi trẻ tiếp xúc với môi trường bên ngoài, không thể tránh khỏi những lời nói không hay. Bố mẹ cần nhắc nhở và giải thích cho trẻ hiểu rằng những lời nói đó không phù hợp, đồng thời hướng dẫn trẻ cách sử dụng ngôn ngữ một cách đúng đắn.

3.4. Phát triển khả năng ngôn ngữ về cảm thụ nghệ thuật

Ngôn ngữ được ví như bệ phóng cho tâm hồn nghệ thuật của trẻ mầm non. Khi trẻ được rèn luyện ngôn ngữ tốt, trẻ sẽ có khả năng diễn đạt cảm xúc và suy nghĩ một cách rõ ràng và sinh động. Đây là nền tảng quan trọng để trẻ tiếp cận và phát triển các bộ môn nghệ thuật như: thi ca, văn chương, voice talent, MC,…

4. 12 cách phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non tốt nhất hiện tại

Ngôn ngữ là một thế giới diệu kỳ, là bức tranh muôn màu với vô vàn sắc thái. Để giúp trẻ mầm non khám phá và làm chủ thế giới ngôn ngữ, bố mẹ và thầy cô cần nắm giữ chìa khóa của 12 cánh cửa kỳ diệu sau đây:

4.1. Dạy trẻ tập nghe, tập nói

Bắt đầu từ tuần thứ 24 – 25, hệ thống truyền âm thanh đến tai gần hoàn chỉnh, cho phép trẻ nghe được những âm thanh xung quanh. Do đó, thai giáo bằng những cuộc trò chuyện giữa bố và mẹ đã có thể kích thích khả năng ngôn ngữ của trẻ từ sớm.

Khi trẻ chào đời, hãy tiếp tục vun đắp mầm non ngôn ngữ bằng những cuộc trò chuyện thường xuyên. Trò chuyện về mọi thứ xung quanh, từ những điều đơn giản như đồ vật, thức ăn đến những câu chuyện đời thường. Hãy kiên nhẫn lắng nghe và cho bé lặp lại, khuyến khích bé giao tiếp và thể hiện bản thân.

Khi trẻ bước vào giai đoạn mầm non, hãy khuyến khích trẻ nói và kể những câu chuyện của chính mình, từ đó giúp trẻ phát triển khả năng ngôn ngữ, xây dựng tuyến cảm xúc và truyền tải tốt thông điệp mà mình muốn.

Dạy trẻ tập nghe, tập nói
Dạy trẻ tập nghe, tập nói

4.2.Thường xuyên cùng trẻ đọc sách và kể chuyện

Thế giới truyện là một kho tàng ngôn ngữ đa dạng và phong phú. Thông qua những câu chuyện với các nhân vật, tình tiết đa dạng sẽ giúp trẻ tiếp xúc với nhiều từ ngữ mới, từ đó mở rộng vốn từ và trau dồi khả năng ngôn ngữ.

Bên cạnh đó, cách diễn đạt trong các câu chuyện giúp trẻ học cách sắp xếp từ ngữ một cách logic, hình thành và phát triển cú pháp một cách tự nhiên.

Thường xuyên cùng trẻ đọc sách và kể chuyện
Thường xuyên cùng trẻ đọc sách và kể chuyện

Bố mẹ có thể dành thời gian đọc truyện cho con nghe khi rảnh hoặc trước khi ngủ. Đây sẽ là thời gian tuyệt vời để cha mẹ và con cái gắn kết, chia sẻ và thể hiện tình yêu thương.

4.3. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non thông qua các trò chơi

Bên cạnh việc đọc truyện, bố mẹ có thể kích thích khả năng ngôn ngữ và trí nhớ của trẻ thông qua những trò chơi ngôn ngữ thú vị. Đây là cách tuyệt vời để khơi gợi hứng thú cho trẻ trong việc nghe, nói, đọc, viết và phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non một cách toàn diện.

  • Tập làm ca sĩ: Bố mẹ hát một bài hát đơn giản, khuyến khích trẻ hát theo và nhún nhảy cùng.
  • Bắt chước âm thanh: Bố mẹ sẽ gọi tên một con vật bất kỳ và cho trẻ bắt chước theo tiếng kêu của những con vật đó.
  • Đoán tên đồ vật: Bố mẹ cho trẻ sờ vào một đồ vật trong hộp kín và trẻ phải đoán tên đồ vật đó bằng cách cảm nhận của mình.
  • Chơi nối từ: Bố mẹ sẽ đưa ra trước 1 từ và trẻ phải nói một từ khác mà từ cầu tiên của trẻ phải trùng với từ cuối của từ mà bố mẹ nói trước đó.

Phía trên là gợi ý một số trò chơi đơn giản, bố mẹ hãy dành thời gian chơi trò chơi ngôn ngữ với trẻ mỗi ngày, và cảm nhận sự tiến bộ trong khả năng ngôn ngữ, trí nhớ của trẻ.

4.4. Giúp trẻ phát triển ngôn ngữ qua các hoạt động nghệ thuật

Âm nhạc, một nhánh nghệ thuật đầy màu sắc. Âm nhạc khơi gợi cảm xúc, tạo nên những ký ức đẹp đẽ trong tâm hồn trẻ. Nhờ vậy, trẻ dễ dàng hòa mình vào giai điệu, ghi nhớ ca từ và phát triển khả năng ngôn ngữ.

  • Bố mẹ có thể hát cho trẻ nghe những bài hát thiếu nhi đơn giản, vui nhộn, phù hợp với độ tuổi của trẻ.
  • Bố mẹ có thể cùng trẻ hát theo những bài hát yêu thích, khuyến khích trẻ hát to và rõ ràng.
  • Bố mẹ có thể cho trẻ tham gia các lớp học âm nhạc, câu lạc bộ văn nghệ hoặc các hoạt động âm nhạc khác.

Ngoài âm nhạc, các hình thức nghệ thuật khác như vẽ tranh, múa, diễn kịch cũng có thể giúp trẻ phát triển ngôn ngữ. Bố mẹ có thể khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động nghệ thuật đa dạng để phát huy tối đa tiềm năng của con.

Phát triển ngôn ngữ  qua các hoạt động nghệ thuật
Phát triển ngôn ngữ qua các hoạt động nghệ thuật

4.5. Xây dựng các trò chơi cho trẻ tham gia giàu vốn từ vựng

Trò chơi từ vựng, như một phiên bản thu nhỏ của trò chơi ngôn ngữ, là phương pháp hiệu quả giúp trẻ xây dựng hệ thống vốn từ đa dạng và phong phú.

Xây dựng hệ thống từ vựng cho trẻ thông qua các trò chơi thú vị
Xây dựng hệ thống từ vựng cho trẻ thông qua các trò chơi thú vị

Hiện nay, các phương pháp phổ biến được áp dụng bao gồm:

  • Flashcard: Hình ảnh sinh động kết hợp với âm thanh và cách chơi đơn giản giúp trẻ ghi nhớ từ vựng một cách dễ dàng.
  • Ghép từ: Trò chơi kích thích tư duy logic, giúp trẻ nhận biết và sắp xếp các âm tiết để tạo thành từ hoàn chỉnh.
  • Bài hát: Giai điệu vui nhộn và ca từ đơn giản giúp trẻ ghi nhớ từ vựng một cách tự nhiên và hứng thú.
  • Hoạt động tương tác: Các trò chơi như đoán từ, kể chuyện theo chủ đề, đóng vai,… giúp trẻ vận dụng từ vựng vào thực tế một cách sáng tạo.

Điểm chung của các trò chơi từ vựng là kết hợp giữa nhìn, nghe và ghi nhớ. Bố mẹ sẽ giới thiệu từ vựng mới cho trẻ thông qua hình ảnh, âm thanh hoặc ngữ cảnh. Sau đó, trẻ sẽ cần ghi nhớ và vận dụng từ vựng vào các yêu cầu của trò chơi.

Để giúp trẻ ghi nhớ và phân loại từ vựng hiệu quả, bố mẹ nên lựa chọn các chủ đề gần gũi với cuộc sống của trẻ như động vật, đồ chơi, màu sắc, thực phẩm,… hoặc bất kỳ chủ đề nào phù hợp với sở thích của trẻ.

4.6. Xây dựng môi trường từ vựng giàu động từ

Từ vựng động từ là một phần quan trọng trong vốn từ vựng của trẻ. Việc sử dụng thường xuyên các từ vựng này giúp trẻ mở rộng vốn từ và diễn đạt ngôn ngữ tốt hơn.

Khi tập trung vào từ vựng động từ, trẻ sẽ chú ý hơn đến các hành động và sự di chuyển xung quanh, từ đó nâng cao khả năng quan sát và nhận thức về thế giới.

Về cách thức, bố mẹ có thể thường xuyên trò chuyện cùng trẻ về những hoạt động hằng ngày. Qua đó lồng ghép những động từ vào một câu hoàn chỉnh như: “Mẹ đang nấu ăn”, “Con đang đi chơi”, “Chú chó đang chạy”, hoặc có thể gợi mở và kích thích trẻ bằng cách đặt ra những câu hỏi “Hôm nay con học như thế nào?” “Xe chạy ngoài đường có nhanh không?” để trẻ ghi nhớ một câu hoàn chỉnh và ứng dụng nó một cách trôi chảy.

4.7. Cho trẻ tiếp xúc âm thanh và nhạc cụ thường xuyên

Như đã biết, âm nhạc đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non. Ngay từ giai đoạn tiền ngôn ngữ, khi thính giác của trẻ đặc biệt nhạy cảm, âm nhạc chính là công cụ tuyệt vời để kích thích khả năng ngôn ngữ của trẻ.

Để tối ưu hóa hiệu quả phát triển ngôn ngữ qua âm nhạc, bố mẹ có thể sử dụng các dụng cụ phổ biến như phách, piano hay những hoạt động như nhảy múa, vỗ tay theo nhịp,…để khuyến khích trẻ tự hát và ghi nhớ lời bài hát, từ đó mở rộng cơ hội tương tác, phát triển ngôn ngữ tốt hơn.

Phát triển ngôn ngữ của trẻ qua âm thanh và nhạc cụ
Phát triển ngôn ngữ của trẻ qua âm thanh và nhạc cụ

4.8. Giao tiếp với trẻ linh hoạt bằng hai hoặc nhiều loại ngôn ngữ

Hầu hết các bậc phụ huynh ngày nay đều mong muốn con mình có thể tiếp xúc với ngôn ngữ thứ hai ngoài tiếng mẹ đẻ từ sớm. Và thật may mắn khi giai đoạn mầm non chính là “thời điểm vàng” để trẻ học và phát triển ngôn ngữ hiệu quả nhất.

Mầm non là thời điểm vàng để trẻ học ngôn ngữ thứ hai
Mầm non là thời điểm vàng để trẻ học ngôn ngữ thứ hai

Bên cạnh việc học ngôn ngữ tại trường, bố mẹ có thể dành ít nhất 1 tiếng mỗi ngày để trò chuyện cùng con về những chủ đề gần gũi, đơn giản bằng ngôn ngữ thứ hai để tăng hiệu quả học tập. Hãy biến những khoảnh khắc vui chơi, thay đồ, tắm rửa thành cơ hội để con làm quen với từ vựng mới một cách tự nhiên và hứng thú.

Khi bắt đầu hành trình rèn luyện ngôn ngữ thứ hai cho trẻ, việc giúp con phân biệt hai ngôn ngữ khác nhau là vô cùng quan trọng. Hãy hướng dẫn con sử dụng ngôn ngữ phù hợp với từng môi trường giao tiếp để con tự tin thể hiện bản thân một cách chính xác và hiệu quả.

4.9. Cho trẻ tiếp xúc thường xuyên với môi trường sử dụng ngôn ngữ thứ hai

Đây là cách tốt nhất để trẻ học ngôn ngữ thứ hai một cách tự nhiên và chính xác. bố mẹ có thể cho trẻ tham gia các lớp học, câu lạc bộ hoặc hoạt động vui chơi với người bản ngữ.

Ngoài ra, bố mẹ có thể sử dụng ngôn ngữ thứ hai để giao tiếp với trẻ trong một số hoạt động thường ngày như chào hỏi, ăn uống, vui chơi. Khi trẻ được nghe và nói ngôn ngữ thứ hai thường xuyên, trẻ sẽ có thể phát triển khả năng nghe hiểu và phản xạ ngôn ngữ một cách tự nhiên.

4.10. Cho trẻ học tập, ngoại khóa ngoài trời

Để học tập hiệu quả, chúng ta nên mở rộng không gian học tập cho trẻ, không chỉ nên giới hạn trong sách vở. Khi được tham quan thế giới bên ngoài, trẻ sẽ được tiếp xúc với vốn từ vựng phong phú, cấu trúc ngữ pháp đa dạng và cách sử dụng ngôn ngữ phù hợp trong nhiều ngữ cảnh khác nhau.

Khi đó, bố mẹ và thầy cô đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hành trình này, đồng hành cùng trẻ giải thích và cập nhật những từ vựng mới, từ đó nâng cao kiến thức về nơi trẻ đi và những nhóm từ thực tế mới.

Phát triển ngôn ngữ bằng hoạt động ngoại khóa ngoài trời
Phát triển ngôn ngữ bằng hoạt động ngoại khóa ngoài trời

4.11. Trở thành hình mẫu, người làm gương sử  dụng ngôn ngữ cho trẻ

Trẻ con được xem là tấm gương phản chiếu của bố mẹ. Cách truyền tải ngôn ngữ của bố mẹ không chỉ là lời giao tiếp đơn thuần, mà còn là kim chỉ nam định hướng cho sự phát triển ngôn ngữ của trẻ.

Khi trò chuyện cùng trẻ, bố mẹ nên sử dụng ngôn ngữ đơn giản, dễ hiểu và phù hợp với độ tuổi của trẻ. Ngay cả khi không trực tiếp trò chuyện với trẻ, bố mẹ cũng cần chú ý đến cách sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp hàng ngày. Tránh tranh cãi gay gắt trước mặt trẻ, bởi những hành vi này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển ngôn ngữ và hành vi của trẻ.

Hãy thường xuyên sử dụng ngôn ngữ khen ngợi và động viên để khuyến khích trẻ sử dụng ngôn ngữ một cách tích cực. Lời khen ngợi chân thành sẽ giúp trẻ tự tin hơn vào khả năng ngôn ngữ của mình và tiếp tục phát triển tốt hơn.

4.12. Áp dụng các phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non theo chuẩn quốc tế

Một số phương pháp phổ biến được áp dụng theo chuẩn quốc tế như:

Phương pháp tiếp cận toàn diện:

  • Tạo môi trường giao tiếp với nhiều ngữ cảnh khác nhau để phát triển đồng đều và toàn diện 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết.
  • Sử dụng nhiều hoạt động đa dạng như đọc sách, kể chuyện, hát, chơi trò chơi ngôn ngữ để thu hút sự hứng thú của trẻ.

Phương pháp giao tiếp tương tác:

  • Tập trung vào việc tương tác qua lại giữa người lớn và trẻ, khuyến khích trẻ lắng nghe, phản hồi và tham gia vào các cuộc trò chuyện.
  • Sử dụng các kỹ thuật như đặt câu hỏi, mở rộng câu trả lời, và bình luận để khuyến khích trẻ sử dụng ngôn ngữ một cách sáng tạo.

Phương pháp học tập dựa trên vui chơi:

  • Sử dụng các trò chơi ngôn ngữ thú vị và phù hợp với lứa tuổi để giúp trẻ học hỏi và phát triển ngôn ngữ một cách tự nhiên.
  • Tạo cơ hội cho trẻ hợp tác và giao tiếp với nhau trong các hoạt động chơi tập thể.

Phương pháp tiếp cận theo chủ đề:

  • Lựa chọn các chủ đề gần gũi với cuộc sống của trẻ để giúp trẻ dễ dàng tiếp thu và ghi nhớ thông tin.
  • Sử dụng các hoạt động đa dạng như đọc sách, kể chuyện, hát, chơi trò chơi để giúp trẻ khám phá chủ đề một cách toàn diện.

Phương pháp đánh giá liên tục:

  • Theo dõi và đánh giá sự phát triển ngôn ngữ của trẻ một cách thường xuyên để điều chỉnh phương pháp giảng dạy phù hợp.
  • Sử dụng các công cụ đánh giá đa dạng như quan sát, ghi chép, phỏng vấn để đánh giá toàn diện khả năng ngôn ngữ của trẻ.
Áp dụng phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non theo chuẩn quốc tế
Áp dụng phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non theo chuẩn quốc tế

5. Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non tại Busy Bees

Là thành viên trực thuộc hệ thống Busy Bees Group với hơn 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục mầm non, Busy Bees Global Preschool tự hào áp dụng chương trình giáo dục mầm non bản xứ Anh Quốc (UK National Curriculum – Key Stage).

Chương trình học được thiết kế tỉ mỉ, kết hợp hài hòa giữa nền giáo dục hiện đại chuẩn Anh quốc và tinh hoa giáo dục truyền thống Việt Nam, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Em bé Busy Bees được phát triển toàn diện ở 7 khía cạnh, có khả năng lưu loát 2 ngôn ngữ Anh-Việt ở 04 kỹ năng nghe – nói – đọc – viết và sẵn sàng chuyển tiếp cho những bậc học tiếp theo tại môi trường quốc tế hoặc trong nước.

Busy Bees tự hào mang đến nền giáo dục chuẩn Anh Quốc
Busy Bees tự hào mang đến nền giáo dục chuẩn Anh Quốc

Với những nỗ lực cống hiến cho ngành giáo dục mầm non toàn cầu, Busy Bees Group đã vinh hạnh trở thành tổ chức giáo dục mầm non đầu tiên và duy nhất đạt Giải thưởng Nữ Hoàng Anh Queen’s Award về Thúc đẩy cơ hội hợp tác đa văn hóa và mang đến sự nhân văn trong tiếp cận giáo dục trên quy mô toàn cầu.

Các phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non tại Busy Bees có nhiều ưu điểm như:

  • Môi trường ngôn ngữ đa dạng: Trẻ được tiếp xúc với thầy cô, bạn bè đến từ nhiều quốc gia. Vì thế, các em được học cách sử dụng ngôn ngữ một cách linh hoạt với nhiều ngữ cảnh khác nhau.
  • Phương pháp giảng dạy tiên tiến: Busy Bees áp dụng các phương pháp dạy tiên tiến giúp trẻ tiếp thu ngôn ngữ một cách tự nhiên và hiệu quả. Tiêu biểu là Play-based learning, phương pháp này khuyến khích trẻ tham gia vào các hoạt động học tập thông qua các trò chơi vui nhộn và sáng tạo, giúp trẻ học ngôn ngữ một cách đầy hứng khởi.
  • Giáo viên có trình độ chuyên môn cao: Giáo viên tại các trường quốc tế có trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm trong việc giảng dạy ngôn ngữ cho trẻ mầm non. Bên cạnh đó, trường mầm non quốc tế sở hữu đội ngũ giáo viên nước ngoài – họ không chỉ là người truyền tải kiến thức mà còn là người dẫn dắt trẻ trên con đường chinh phục ngôn ngữ mới một cách hiệu quả.

Cơ hội giao lưu với bạn bè quốc tế: Trẻ được giao lưu với bạn bè đến từ nhiều quốc gia khác nhau, giúp trẻ phát triển kỹ năng giao tiếp và khả năng thích nghi với môi trường đa văn hóa.

6. Các lưu ý khi phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non phụ huynh cần biết

Qua 12 phương pháp phát triển ngôn ngữ ở trẻ mầm non, sau đây là một vài lưu ý đến bố mẹ để hành trình phát triển ngôn ngữ của trẻ được tối ưu hiệu quả:

  • Phương pháp phù hợp: Phương pháp học giữa vai trò chính trong quá trình phát triển ngôn ngữ, vì vậy bố mẹ hãy lắng nghe và lựa chọn phương pháp phù hợp với độ tuổi và khả năng của trẻ. Việc kết hợp đa dạng phương pháp để tạo trải nghiệm ngôn ngữ phong phú.
  • Không thúc ép học viết: Việc học viết cần diễn ra tự nhiên, phù hợp với lứa tuổi. Bố mẹ cần tập trung vào phát triển ngôn ngữ tổng thể thay vì chỉ tập trung vào viết.
  • Làm quen với chữ cái: Giúp trẻ làm quen với chữ cái khi bước vào giai đoạn tiền tiểu học để trẻ dễ dàng tiếp thu ngôn ngữ tại trường lớp một cách nhanh chóng.
  • Môi trường giao tiếp tích cực: Tránh chỉ trích, sử dụng ngôn ngữ dung tục trước mặt trẻ. Bố mẹ phải kiên nhẫn lắng nghe, tạo môi trường giao tiếp cởi mở, tôn trọng và khuyến khích trẻ.
  • Yêu thương và lắng nghe:  Hãy dành thời gian, tình yêu thương và sự quan tâm cho trẻ, lắng nghe, đáp ứng nhu cầu ngôn ngữ của trẻ.

Hy vọng 12 Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non tốt nhất được chia sẻ trong bài viết này sẽ là chìa khóa vàng giúp con bạn mở ra thế giới ngôn ngữ nhiệm màu.

Hãy áp dụng những phương pháp phù hợp và tạo môi trường học tập vui vẻ, thoải mái để con yêu phát triển ngôn ngữ một cách tự nhiên và hiệu quả nhất nhé.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Head office: 028 3535 6832
Tuyển sinh/ Tham quan: 085 331 3868

 Busy Bees Global Preschool – Quận 2, Thành phố Thủ Đức

  • Tòa nhà Feliz en Vista, Số 01 Phan Văn Đáng, P. Thạnh Mỹ Lợi, Thành phố Thủ Đức.

Busy Bees Global Preschool – Gò Vấp

  • Số 119 Nguyên Hồng, Phường 1, Quận Gò Vấp, Tp. Hồ Chí Minh.

Busy Bees Global Preschool – Cầu Giấy, Hà Nội.

  •  Số 02 Nguyễn Thị Thập, Phường Trung Hoà, Quận Cầu Giấy.

Xem thêm:

5/5 - (1 bình chọn)