25 kỹ năng sống cho trẻ mầm non cần thiết nhất bố mẹ nên biết

Ba mẹ và thầy cô cần rèn luyện những Kỹ năng sống cho trẻ mầm non từ 3, 4, 5 tuổi cần thiết nhất bởi khi bước vào độ tuổi đi học mẫu giáo, trẻ bắt đầu tiếp xúc với thế giới xung quanh, thích khám phá và biết bày tỏ suy nghĩ với những người xung quanh.

Ngoài việc tiếp thu kiến ​​thức văn hóa, trẻ còn bắt đầu làm quen với một môi trường mới với cuộc sống tập thể. Chính vì vậy, việc trang bị cho trẻ mẫu giáo những kỹ năng sống cần thiết sẽ giúp trẻ vui chơi và hòa nhập với môi trường tập thể dễ dàng hơn, đồng thời giúp trẻ phát triển toàn diện.

Với kỹ năng sống, có đến hàng trăm kỹ năng cần trẻ trau dồi và rèn luyện. Trong đó, có những kỹ năng cơ bản và rất cần thiết trong cuộc sống hàng ngày. Quá trình tiếp thu và học hỏi kỹ năng xã hội sẽ giúp ích cho trẻ như: biết cách tự lập, vượt qua khó khăn trong cuộc sống và trưởng thành hơn. Theo các nghiên cứu, độ tuổi 3 tuổi đến 5 tuổi là độ tuổi thích hợp để trẻ phát triển kỹ năng mềm này.

Rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ mầm non giúp bé phát triển toàn diện
Rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ mầm non giúp bé phát triển toàn diện.

1. Kỹ năng sống cho trẻ mầm non là gì?

Kỹ năng sống cho trẻ mầm non là những kỹ năng mềm thuộc tâm lý xã hội và kỹ năng về giao tiếp, nhận thức được trẻ thể hiện, vận dụng trong các tình huống hằng ngày để tương tác có hiệu quả với người khác và giải quyết những vấn đề, những tình huống trong cuộc sống hàng ngày.

2. Vai trò và lợi ích của việc rèn luyện các kỹ năng sống cho trẻ mầm non

Việc rèn luyện các kỹ năng sống ngay từ thời điểm mầm non sẽ giúp các bé tự tin, năng động và tự lập trong mọi hoàn cảnh. Vận dụng kỹ năng sống tốt có vai trò rất quan trọng và ý nghĩa, phần nào quyết định sự thành công của trẻ khi trưởng thành.

2.1. Giúp trẻ phát triển thể chất

Ở trường mầm non, đặc biệt là các trường mầm non quốc tế rất chú trọng hoạt động rèn luyện thể chất, đa xen, lồng ghép cùng với các giờ học kiến thức. Sự linh hoạt trong hoạt động thể chất và văn hoá giúp tăng cường sự dẻo dai và bền bỉ. Các hoạt động thể chất luôn đề cao tinh thần sẵn sàng vượt qua khó khăn và thử thách. Trẻ khỏe mạnh, đề kháng tốt mang lại sự tươi vui, tích cực, lạc quan và biết nhận thức điều nào nên làm và những gì cần phải tránh.

2.2. Tăng khả năng nhận thức, tư duy cho trẻ

Kỹ năng tư duy tốt là chìa khóa vàng giúp trẻ thuận lợi hơn khi bước vào cuộc sống trưởng thành. Kỹ năng này cần được rèn luyện theo thời gian và ở tuổi mầm non, trẻ cần được rèn luyện kỹ năng này thông qua các bài học, trò chơi phù hợp.

Trò chơi không chỉ giúp trẻ rèn luyện khả năng ghi nhớ, nhận biết mà còn kích thích tư duy phát triển mạnh mẽ. Theo đó, mức độ khó của trò chơi sẽ tăng dần giúp não bộ của trẻ hoạt động hết công suất và tạo cho trẻ cảm giác thích thú muốn được chinh phục. Ví dụ như khi chơi xếp lego, xếp tranh, ban đầu chỉ có rất ít mảnh ghép, sau đó nâng lên nhiều mảnh ghép khó hơn khiến trẻ phải tư duy nhiều hơn, tự tìm cho mình quy tắc ghi nhớ để hoàn thành nhanh chóng.

Các trò chơi thông minh sẽ giúp phát triển tư duy va ky nang song cho trẻ
Các trò chơi thông minh sẽ giúp phát triển tư duy và kỹ năng sống cho trẻ

2.3. Giúp trẻ phát triển mạnh về mặt tinh thần

Bên cạnh chỉ số IQ, chỉ số cảm xúc EQ đóng vai trò rất quan trọng. Cảm xúc, nhận thức, tinh thần được rèn luyện tốt sẽ giúp trẻ biết nhận ra đúng sai, phải trái và biết cách nhìn nhận vấn đề một cách khách quan hơn. Qua đó, trẻ tự tin thể hiện suy nghĩ cá nhân và biết lắng nghe ý kiến của mọi người. Khi có khả năng nhận thức, trẻ sẽ thích được khám phá thế giới xung quanh, biết yêu động vật, biết bảo vệ môi trường, biết lễ phép với người lớn, biết yêu thương đối với gia đình, bạn bè và giàu lòng trắc ẩn với những số phận kém may mắn.

2.4. Giúp trẻ hiểu về bản thân

Nâng cao các kỹ năng xã hội mang lại nhiều lợi ích cho trẻ. Trẻ biết mình muốn gì, hiểu được sở trường – sở đoản của bản thân, từ đó phát huy sở trường, hạn chế và cải thiện sở đoản. Hiểu được bản thân còn giúp trẻ biết. xác định mục tiêu phù hợp và càng hiểu cần làm gì để bản thân trẻ đạt được mục tiêu đó.

2.5. Khả năng tự bảo vệ bản thân

Cuộc sống xã hội hiện đại càng dễ xảy ra nhiều sự cố ngoài ý muốn và đôi khi trẻ không thể kiểm soát. Dạy cho trẻ nâng cao kỹ năng biết bảo vệ bản thân là giúp trẻ tránh được nhiều mối nguy hiểm rình rập như: nguy hiểm cháy nổ, bắt cóc, xâm hại,…

3. Top Những kỹ năng sống cho trẻ mầm non cần phải có nhất

Trường mầm non Busy Bees gợi ý một số kỹ năng sống trẻ cần được rèn luyện:

3.1. Kỹ năng tự ăn, uống

Tự ăn uống ở trẻ là một kỹ năng quan trọng trong việc phát triển tính tự lập và tự chủ của trẻ nhỏ. Không ít ba mẹ trầm trồ khi thấy những em bé mặc dù còn rất nhỏ nhưng đã biết tự ngồi ăn ngay ngắn và ăn rất ngon miệng. Việc rèn luyện kỹ năng này ngay từ nhỏ giúp con không ỷ lại, tự có trách nhiệm với mỗi bữa ăn của mình và hoàn thành tốt.

Không những vậy, phụ huynh cần rèn luyện trẻ phải ăn hết phần ăn của mình, tránh rơi vãi thức ăn và xếp ghế gọn gàng sau mỗi bữa ăn.

3.2. Giáo dục trẻ biết tôn trọng thức ăn

Đồng hành cùng con, ba mẹ cần chia sẻ và giải thích cho con hiểu về những giá trị mà thức ăn mang lại. Đó là giá trị của văn hoá ẩm thực, là giá trị của sức khỏe, chất dinh dưỡng, là công sức mồ hôi của những người nông dân, người đầu bếp…

Những giá trị này không chỉ giúp trẻ rèn luyện một môi trường ăn uống lành mạnh mà còn giúp các con phát triển thành người có ý thức và người giàu lòng nhân ái.

3.3. Kỹ năng bảo vệ bản thân

Trang bị kỹ năng biết tự bảo vệ bản thân cho trẻ ngay khi trẻ nhỏ là vô cùng cần thiết. Kỹ năng này giúp con trẻ tránh được những nguy cơ và mối đe dọa từ môi trường xung quanh. 

Nếu trẻ được rèn luyện kỹ năng tự bảo vệ bản thân với sự hiểu biết, khả năng ứng biến và hành động phù hợp của một người nào đó trước sự việc, tình huống, đối tượng xung quanh mình. 

Kỹ năng bảo vệ bản thân không chỉ là quan trọng cho sự phát triển cá nhân của trẻ ngay từ khi còn nhỏ đến khi trưởng thành.

3.4. Kỹ năng tự lập

Với tình yêu cao như biển trời cha mẹ dành cho con cái, trẻ thường có xu hướng được bảo bọc, nuông chiều dẫn đến thiếu tính tự lập. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến sự thành công và cá tính của trẻ sau này. Vì vậy, để rèn luyện tính tự lập cho trẻ, ba mẹ cần hướng dẫn cho con cách tự chăm sóc, tự giác vệ sinh cá nhân, biết chia sẻ công việc với cha mẹ và tự thực hiện những việc phù hợp, vừa sức.

Tự lập giúp con thấy tự tin, biết yêu thương giúp đỡ những người xung quanh và luôn biết cách tự tìm ra hướng giải quyết vấn đề khi gặp khó khăn. Đây là phẩm chất quan trọng cho sự thành công của trẻ trong tương lai.

3.5. Kỹ năng tự học

Có không ít phụ huynh than phiền rằng hằng ngày phải đôn đốc, thúc giục thậm chí phải ngồi kế bên con mới tự giác học tập. Như vậy, làm sao để kích thích sự hứng thú học tập trong con, đặc biệt là ngay từ độ tuổi mầm non?

Hãy tạo cho con được học trong bầu không khí “học mà chơi”, khơi gợi cho trẻ tự tìm tòi học hỏi và ba mẹ nhớ động viên con khi bé làm tốt. Không nên gây áp lực cho trẻ và bắt trẻ học trong thời gian quá dài. Cần kích thích sự thích khám phá ở trẻ. Chỉ có sự hào hứng mới có thể khiến trẻ thích được tập và muốn được học mỗi ngày.

3.6. Kỹ năng giao tiếp ứng xử

Giao tiếp là một trong những kỹ năng xã hội quan trọng để tạo dựng các mối quan hệ, gắn kết và tiến tới thành công. Trong mọi hoàn cảnh con người được trau dồi kỹ năng này. Vậy nên việc áp dụng phương pháp giáo dục phù hợp để rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non là điều rất cần thiết.

Rèn luyện tốt kỹ năng này, trẻ sẽ biết dùng ngôn ngữ lời nói hoặc ngôn ngữ cơ thể để diễn đạt những ý nghĩ, ý kiến hay cảm xúc một cách rõ ràng và thuyết phục. 

tre duoc ren luyen day du cac ky nang song se giup con tro thanh cong dan toan cau
Trẻ được rèn luyện đầy đủ các kỹ năng sống sẽ giúp con trở thành công dân toàn cầu.

3.7. Kỹ năng lắng nghe

Trẻ giao tiếp tốt nhưng nếu chưa hoàn thiện kỹ năng lắng nghe sẽ khiến trẻ thiếu tính kiên nhẫn, dễ mắc sai phạm. Rèn luyện kỹ năng lắng nghe tốt sẽ dẫn đến nhiều kỹ năng khác tốt như: biết cách giải quyết vấn đề, bình tĩnh, biết vâng lời và hợp tác nhóm tốt.

3.8. Dạy con biết nói lời cảm ơn, xin lỗi chân thành

Trong cuộc sống, biết nói lời xin lỗi có lẽ là liều thuốc nhanh nhất để hòa giải mọi mâu thuẫn. 

Nếu không được ba mẹ dạy từ bé, không có lời cảm ơn chân thành, lời xin lỗi từ đáy lòng thì lớn lên con trẻ sẽ rất khó khăn để chia sẻ cảm xúc từ trái tim. Vậy làm sao để rèn luyện kỹ năng sống này cho trẻ? Trước tiên ba mẹ cần làm gương nói lời xin lỗi và cảm ơn với trẻ nhỏ. Quan trọng hơn hết là cho trẻ hiểu vì sao trẻ cần nói lời xin lỗi và vì sao con cần cảm ơn. hiểu được ý nghĩa cao đẹp này, con sẽ tự động nói theo suy nghĩ và cảm xúc chân thành của mình.

3.9. Dạy trẻ biết giúp đỡ và tôn trọng người khác

Quan niệm “ba mẹ sinh con trời sinh tính” đã không còn phù hợp với xã hội hiện đại. Bởi tính cách của trẻ sẽ do môi trường và sự giáo dục quyết định. Tuy mỗi trẻ đều có những cá tính khác nhau, nhưng nếu có sự rèn luyện và dạy dỗ, trẻ sẽ cần được dạy dỗ để biết tôn trọng người khác. 

Rèn luyện tốt phẩm chất này giúp trẻ giàu lòng trắc ẩn, sự vị tha, lòng tốt và biết tôn trọng người khác.

3.10. Kỹ năng tự sơ cứu vết thương

Ở độ tuổi mầm non trẻ cần được hướng dẫn cách tự sơ cứu vết thương cơ bản như các vết trầy xước, không chảy máu nhiều. Kỹ năng này còn giúp trẻ giữ được sự bình tĩnh, phát huy tư duy và biết cách giải quyết vấn đề trước khi có sự trợ giúp của người lớn.

3.11. Kỹ năng tự vượt qua khó khăn, thử  thách

Trẻ tự tin thường tỏ ra dũng cảm, lạc quan và kiên cường. Đó là những yếu tố giúp trẻ tiến tới thành công. Biết vượt qua khó khăn, thử thách giúp bồi đắp ý chí kiên cường và tăng khả năng chịu đựng của trẻ. Vì vậy khi con đang “gặp rắc rối”, ba mẹ cũng không nên quá lo lắng mà hãy hướng dẫn con để con tự tìm ra cách vượt qua trở ngại một cách phù hợp nhất.

3.12. Kỹ năng tự vệ

Rèn luyện kỹ năng tự vệ sẽ giúp tránh được những nguy cơ và mối đe dọa trong nhiều tình huống khác nhau. Theo đó, trẻ sẽ biết cách phản ứng khi gặp phải tình huống nguy hiểm, như bị bắt nạt, xâm hại hoặc lạm dụng. Đồng thời các con sẽ tìm kiếm giải pháp phù hợp cho các tình huống trong từng ngữ cảnh khác nhau.

3.13. Kỹ năng từ chối khéo léo

Đây là kỹ năng không dễ dàng với con. Ngay cả đối với nhiều người lớn, việc “từ chối khéo léo” cũng là một kỹ năng không hề đơn giản.

Dạy con biết từ chối chính là cách cha mẹ giúp con tránh rơi vào những tình huống khó xử hay nguy hiểm. Quá trình rèn luyện cho trẻ đức tính này cần thông qua các tình huống giao tiếp hàng ngày và không có khuôn mẫu nào cho trẻ về sự ứng xử khéo léo khi từ chối.

3.14. Dạy bé về lòng trắc ẩn, yêu thương vạn vật

Trước khi trẻ trở thành một người tài giỏi, con cần là một người tử tế. Lòng trắc ẩn giúp con thấu cảm được nỗi đau của người khác và muốn xoa dịu, sẻ chia nỗi đau ấy.

Trẻ cần rèn luyện đức tính này từ những điều nhỏ nhất trong cuộc sống như biết yêu thương gia đình, bạn bè, thầy cô; biết nâng niu những cánh hoa; biết yêu thương động vật và vô vàn bài học trắc ẩn khác. Có được điều này, con sẽ là người sống tình cảm, chuẩn mực, tốt bụng và vị tha.

biet yeu thuong dong vat se giup tre tro thanh nguoi song tinh cam tot bung
Biết yêu thương động vật sẽ giúp trẻ trở thành người sống tình cảm, tốt bụng.

3.15. Kỹ năng tư duy phản biện

Một đứa trẻ biết vâng lời là rất tốt. Nhưng nếu trẻ thiếu tính tư duy phản biện thì khó chạm đến thành công. Kỹ năng này ba mẹ hoàn toàn có thể rèn luyện, trau dồi cho con hàng ngày. Vun đắp tư duy phản biện sẽ giúp con có cách nhìn đa chiều, khách quan và phản biện bằng lý lẽ logic, hợp tình, hợp lý.

Lằn ranh giữa tư duy phản biện và “cãi” rất mong manh, vì vậy cần có sự khéo léo hướng dẫn của ba mẹ để tránh cho cảm xúc của trẻ bị chi phối. 

3.16. Kỹ năng tự mua đồ ở siêu thị, cửa hàng

Khi đi siêu thị, nhà sách, ba mẹ hãy tập cho trẻ tự lựa chọn đồ mà con thấy phù hợp. Đừng áp đặt “con phải mua cái này”, con cần mua sách kia, mà hãy cho con có thế giới riêng bằng cách khơi gợi tư duy cho con biết cần phải mua gì, chọn gì để vừa phù hợp, tiện ích và không lãng phí.

3.17. Kỹ năng bơi lội

Nghiên cứu khoa học cho thấy dạy cho trẻ biết bơi lội sớm, trẻ sẽ có một sức khỏe dẻo dai hơn những trẻ khác.

Bơi lội không những giúp trẻ khỏe mạnh hơn mà còn giúp trẻ phát triển tối ưu chiều cao khi trưởng thành, đặc biệt hơn bơi lội giỏi có thể giúp trẻ tránh được tình trạng đuối nước là một trong những tai nạn sinh hoạt rất thường gặp ở trẻ.

3.18. Kỹ năng giúp bố mẹ làm việc nhà

Để nuôi dưỡng, rèn luyện cho trẻ tính tự lập, biết chia sẻ và có tinh thần trách nhiệm trong cuộc sống hàng ngày, ba mẹ nên tạo môi trường và khuyến khích cho con làm những việc phù hợp với độ tuổi của bé.

Đặc biệt, ba mẹ không nên bắt con làm theo ý mình mà lắng nghe xem con muốn phụ giúp việc gì. Hãy cho con cảm xúc vui vẻ, được lắng nghe, được làm điều mình yêu thích thay vì làm theo yêu cầu của ba mẹ.

3.19. Dạy con cách xử  trí tình huống khi bị người lạ tiếp cận

Muốn con rèn luyện được kỹ năng này tốt, thay vì chia sẻ những kiến thức sách vở, ba mẹ có thể dạy con thông qua các trò chơi, câu hỏi hay tình huống xảy ra hàng ngày xung quanh. Con sẽ dễ thẩm thấu nhanh hơn và nhớ lâu hơn.

3.20. Kỹ năng tự sắp xếp, dọn dẹp đồ đạc

Đây là kỹ năng thiết yếu trong cuộc sống hàng ngày. Trẻ phải được rèn luyện tính gọn gàng, kỷ luật, trật tự và luôn ý thức được phải sắp xếp quần áo, mùng mền, đồ dùng học tập, đồ chơi… ngăn nắp, khoa học.

3.21. Kỹ năng tự tham gia giao thông an toàn

Nhiều cha mẹ cho rằng tham gia giao thông an toàn là điều hiển nhiên con sẽ biết khi con khôn lớn nên thường lơ là với việc rèn luyện cho con trẻ kỹ năng này. 

Ở độ tuổi nào con cũng cần được hướng dẫn những thông tin cần thiết về giao thông. Đây là kỹ năng sống vừa giúp trẻ trang bị kiến thức cần thiết về tham gia đúng luật giao thông, vừa hỗ trợ con xử lý tình huống đảm bảo an toàn khi tự tham gia giao thông.

3.22. Kỹ năng trồng cây và chăm sóc yêu thương thú cưng

Nhiều nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng chăm sóc thú cưng, nuôi thú cưng hay trồng cây cảnh sẽ giúp trẻ em và cả người lớn tăng chỉ số hạnh phúc, chỉ số cảm xúc.

Những trẻ được rèn luyện tốt kỹ năng này chắc chắn sẽ là những em bé tình cảm, giàu lòng trắc ẩn, nhân ái.

3.23. Hiểu và cách sử  dụng điện an toàn

Điện giật là một trong những tai nạn vô cùng nguy hiểm đối với trẻ em. Hiểu và biết cách sử dụng điện an toàn là kỹ năng vô cùng quan trọng và không thể thiếu với bất kỳ ai, đặc biệt là trẻ em. 

Với phụ huynh cũng cần cẩn thận với các thiết bị điện để đảm bảo môi trường an toàn cho bé. Đồng thời dạy con phòng tránh điện giật như: tắt công tắc ổ điện trước khi cắm phích điện, không sờ tay vào các thiết bị điện, tránh xa đường dây điện, không xem thiết bị điện tử trong khi cắm sạc…

3.24. Dạy con cách xử  trí khi gặp tình huống chó dữ

Một số trẻ khi thấy chó sủa, chó dữ cảm thấy sợ hãi và bỏ chạy. Phụ huynh cần hướng dẫn trẻ xử lý các tình huống khi gặp chó dữ như đứng yên, không trêu ghẹo, không la hét và lấy đồ vật chọi, ném vào con chó. 

Trong nhiều tình huống, phụ huynh cần hướng dẫn trẻ cách ứng phó phù hợp và hơn cả là không nên đến gần những nơi có chó dữ.

3.25. Kỹ năng tiết kiệm và quản lý tiền bạc, chi tiêu

Quản lý tiền bạc, sử dụng tiền đúng mục đích và hiểu những giá trị của đồng tiền là điều trẻ cần được rèn luyện. Con cần hiểu rõ ba điều: biết tiết kiệm – biết chi tiêu hợp lý – biết chia sẻ.

4. Một số lưu ý phụ huynh cần biết khi khi dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non

4.1. Hiểu rõ nhu cầu và phát triển của con

Mặc dù kỹ năng sống với trẻ mang ý nghĩa rất lớn nhưng ba mẹ nên có sự quan sát để hiểu được nhu cầu, mong muốn của con cũng như sự phát triển về kỹ năng sống của con đang ở mức độ nào. Không nên bắt con phải thế này hay thế kia mà đồng hành cùng con, lắng nghe con để giúp con phát triển một cách tự nhiên nhất.

4.2. Phải làm gương cho các con

Để con hiểu được vì sao con cần rèn luyện, trước hết cha mẹ hãy là người thầy, người truyền cảm hứng cho con noi theo. Ví dụ cha mẹ tập con đi ngủ đúng giờ, ít xem điện thoại thì ba mẹ cũng cần thực hiện tốt điều đó. Thực tế, có không ít trẻ thắc mắc tại sao ba mẹ xem điện thoại nhiều mà con lại không hay vô vàn câu hỏi tại sao khác.

4.3. Phải áp dụng và các tình huống thực tế

Dạy kỹ năng sống mầm non không đơn giản như dạy kiến thức hay ngôn ngữ. Dạy lý thuyết là chưa đủ cần rèn luyện trẻ thông qua các tình huống cụ thể, như vậy sẽ khiến trẻ nhớ lâu và tiếp thu nhanh. Ví dụ ba mẹ cần đặt ra nhiều tình huống và hỏi xem nếu con trong trường hợp đó, con sẽ xử lý như thế nào. Nghe cách giải quyết của con, ba mẹ sẽ hướng dẫn thêm hoặc dành cho con lời khen nếu con có cách xử lý tình huống tốt.

4.4. Khuyến khích sự độc lập và sự chủ động của trẻ

Bất kỳ trẻ nhỏ nào cũng cần được rèn luyện tính tự lập, từ những điều nhỏ nhất. Tuỳ độ tuổi ba mẹ sẽ khuyến khích con tự thực hiện. Trẻ tự lập sẽ biết chủ động chăm sóc bản thân, tự làm chủ mọi hành vi và chịu trách nhiệm với các quyết định.

Ba mẹ cần hiểu và phân định rõ giữa việc dạy con các kỹ năng tự lập với việc để con tự xử lý các vấn đề mà không có sự hỗ trợ của người lớn như: tự giác đánh răng trước khi đi ngủ, tự xếp mùng mền, tự đứng dậy khi té ngã…. Đây là một quá trình trẻ cần được rèn luyện và trải nghiệm và cần nhận được sự khích lệ của người lớn.

busy bees dong hanh cung ba me uom mam tai nang trong tuong lai
Busy Bees đồng hành cùng ba mẹ ươm mầm tài năng trong tương lai.

4.5. Thấu hiểu và tôn trọng tính cá nhân của con

Nhiều phụ huynh vì quá yêu thương con học tập, rèn luyện theo ý thích của mình mà bỏ qua đặc điểm cá nhân, sở thích của con. Điều này có thể giúp trẻ thông minh nhưng thụ động, thiếu cá tính riêng. Thấu hiểu con từ nhiều góc nhìn, lắng nghe và tôn trọng sự phát triển của trẻ là những điều rất cần thiết.

4.6. Trau dồi kiến thức và kỹ năng để dạy con tốt hơn

Thế giới quanh ta chứa bao điều kỳ diệu. Mỗi ngày trôi qua với biết bao điều mới mẻ. Ba mẹ cũng cần cập nhật thông tin liên tục, nắm bắt nhiều phương pháp mới để quá trình đồng hành cùng trẻ trở nên thuận lợi và hiệu quả hơn.

4.7. Nên tạo không gian để trẻ được thảo luận và lắng nghe

Không phải lúc nào trẻ cũng thích lắng nghe lời nói của người khác. Thực tế, đa số trẻ sẽ có biểu hiện không tuân thủ vào khoảng 24 tháng tuổi khi các con bắt đầu thích khám phá và độc lập. Lúc này, các con đã bắt đầu nhận ra rằng không phải lúc nào mong muốn của cha mẹ cũng phù hợp với sở thích cá nhân. Trẻ thường xuyên nói “không” đòi hỏi, kén ăn hay thậm chí nổi cơn giận dỗi, quấy khóc khi ý muốn không được đáp ứng.

4.8. Hỗ trợ và khích lệ hơn là chê trách, đánh đòn, la mắng

Chưa bao giờ việc la mắng hay đánh đòn con trẻ là giải pháp tốt giúp trẻ ngoan hơn. Trái lại, bé cảm thấy sợ hãi, khép kín hay có tâm lý “lỳ đòn”, “nghe mắng nhiều thành quen’…. Như vậy sẽ ảnh hưởng không tốt đến tâm lý của trẻ.

Thay vì la mắng, quát nạt con, ba mẹ có thể nhẹ nhàng khuyên bảo, để con hiểu ra con sai chỗ nào. Hãy tâm lý với con như những người bạn, để con thấy rằng ai cũng có thể mắc lỗi, quan trọng là con hiểu ra và tránh lặp lại.

Ngoài ra, phương pháp giáo dục con hiệu quả khác là động viên khích lệ con khi bé làm tốt điều gì. Bé sẽ rất vui, tự hào vì được khen ngợi và sẽ phát huy và làm tốt hơn ở những lần sau.

5. Trường Mầm non Quốc tế Busy Bees Global Preschool đặc biệt chú trọng rèn luyện các kỹ năng sống cho trẻ mầm non

Với triết lý Lấy trẻ làm trung tâm, môi trường học tập tại Busy Bees được thiết kế tỉ mỉ để kích thích sự sáng tạo của trẻ, rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ. Busy Bees luôn mang đến cho trẻ ngôi trường học tập, khám phá và rèn luyện kỹ năng mọi lúc mọi nơi.

Trẻ tự do học tập, vui chơi và khám phá “ngôi nhà thứ hai” qua các hoạt động sáng tạo nghệ thuật, giáo dục tích hợp STEAM, âm nhạc và thể chất. Một không gian sang trọng, đậm chất Anh Quốc vừa tiếp nhận tất cả các bạn nhỏ trong lớp nhưng vẫn trân trọng được tính cá nhân của từng em bé.

Đặc biệt, Trường mầm non quốc tế Busy Bees còn mong muốn xây dựng cho mỗi em học sinh nền tảng tâm lý, xã hội vững chắc để các bé có thể tự mình đưa ra quyết định và chịu trách nhiệm cho những hành vi của mình.

Với mục tiêu bồi dưỡng để mỗi trẻ đều được phát triển một cách toàn diện nhất, Busy Bees chú trọng dạy Kỹ năng sống cho trẻ mầm non từ 3, 4, 5 tuổi. Vì vậy em bé Busy Bees được trang bị kiến thức và kỹ năng tuyệt vời nhất để sẵn sàng cho chặng đường học tập và trưởng thành trong tương lai.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Head office: 028 3535 6832
Tuyển sinh/ Tham quan: 085 331 3868

 Busy Bees Global Preschool – Quận 2, Thành phố Thủ Đức

  • Tòa nhà Feliz en Vista, Số 01 Phan Văn Đáng, P. Thạnh Mỹ Lợi, Thành phố Thủ Đức.

Busy Bees Global Preschool – Gò Vấp

  • Số 119 Nguyên Hồng, Phường 1, Quận Gò Vấp, Tp. Hồ Chí Minh.

Busy Bees Global Preschool – Cầu Giấy, Hà Nội.

  •  Số 02 Nguyễn Thị Thập, Phường Trung Hoà, Quận Cầu Giấy.

Xem thêm:

5/5 - (1 bình chọn)