Khi bắt đầu tìm hiểu về trường học cho con, chắc hẳn các bố mẹ đã nghe nhiều đến các phương pháp giáo dục hiện đại như Montessori, Reggio Emilia… và đặc biệt là STEAM. Vậy phương pháp STEAM là gì? Chúng có những đặc điểm gì nổi bật? Hãy cùng Busy Bees khám phá qua nội dung bài viết sau.
1. Phương pháp giáo dục STEAM là gì?
STEAM là phương pháp giáo dục hiện đại kết hợp từ 5 lĩnh vực: Khoa học (Science), Công nghệ (Technology), Kỹ thuật (Engineering), Nghệ thuật (Art) và Toán học (Mathematics). Khi áp dụng phương pháp này vào giáo dục, STEAM cho trẻ tiếp cận với chương trình học liên ngành, kích thích trẻ khám phá thế giới, học hỏi đa lĩnh vực. Từ đó giúp các em phát triển toàn diện, kích thích tư duy sáng tạo, rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề và tư duy phản biện.
STEAM là ý tưởng được gieo mầm từ Trường Thiết kế Rhode Island (Mỹ). Phương pháp khi được đề xuất đã nhanh chóng lan truyền và nhận được sự ủng hộ trên khắp Hoa Kỳ. Tiếp nối những thành công đó, STEAM chinh phục nền giáo dục tại nhiều quốc gia phát triển trên thế giới và trở thành phương pháp giáo dục tiên tiến nhất hiện nay.
STEAM là phiên bản nâng cấp hoàn hảo của phương pháp STEM – bổ sung thêm yếu tố Nghệ thuật (Art). Nhờ sự cải tiến này, phương pháp tạo nên môi trường học tập toàn diện, hoàn chỉnh và khơi dậy tiềm năng bên trong mỗi đứa trẻ.
2. Bốn lợi ích của phương pháp giáo dục STEAM mầm non cho trẻ
Được ví như “chìa khóa vàng” kích thích tư duy và tiềm năng bên trong trẻ, phương pháp STEAM ngày càng được ứng dụng rộng rãi tại các trường mầm non quốc tế.
Với tính toàn diện trong chương trình học, STEAM mang đến nhiều lợi ích nổi bật như:
2.1. Giúp trẻ hình thành và phát triển các kỹ năng cần thiết
Bằng cách kết hợp chặt chẽ giữa các lĩnh vực Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật, Nghệ thuật và Toán học, STEAM không chỉ truyền tải những kiến thức trên sách vở mà còn giúp trẻ hình thành và phát triển những kỹ năng cần thiết từ sớm:
Hành trình khơi dậy kỹ năng bên trong trẻ:
- Kỹ năng đặt vấn đề: Với phương pháp học STEAM, trẻ sẽ được trực tiếp thực hiện các dự án và thí nghiệm thực tế. Trước những hoạt động đó, trẻ sẽ được khuyến khích đặt câu hỏi, phân tích và dự đoán kết quả. Đây là bước đến để kích thích tư duy của trẻ và khả năng xử lý tình huống được đặt ra trong quá trình thực hiện.
- Kỹ thuật truy vấn: Thông qua việc đặt ra vấn đề, trẻ sẽ không ngừng đặt câu hỏi, tranh luận để tìm ra câu trả lời cuối cùng. Điều này giúp trẻ chủ động tìm kiếm kiến thức của riêng mình.
- Kỹ năng quan sát: Nhiều hoạt động, thí nghiệm trong chương trình STEAM sẽ rèn luyện cho trẻ tính kiên nhẫn, phân tích, tỉ mỉ từ đó hình thành tư duy logic và khoa học.
- Kỹ năng làm việc nhóm: Các dự án và thí nghiệm đòi hỏi trẻ phải cộng tác ăn ý cùng bạn bè. Do đó, làm việc nhóm đóng vai trò then chốt trong phương pháp STEAM. Trẻ phải học cách phối hợp, chia sẻ ý tưởng, lắng nghe và tôn trọng đồng đội của mình để cùng hoàn thành mục tiêu chung. Kỹ năng này sẽ giúp trẻ phát triển thêm kỹ năng giao tiếp, tự tin nêu quan điểm của mình, cũng như hòa nhập vào môi trường tập thể.
2.2. Giúp truyền cảm hứng học tập cho trẻ
STEAM tạo môi trường học tập đa dạng thông qua các bài học thực hành mà không gây nhàm chán, mang đến những buổi học đầy thú vị và hứng khởi. Với cách tiếp cận: “vừa học – vừa chơi”, STEAM không gây áp lực hay ép buộc trẻ phải ghi nhớ kiến thức trong sách vở.
STEAM tạo môi trường tốt để trẻ tự động tìm tòi khám phá, từ đó kích hoạt trí tưởng tượng và khả năng sáng tạo một cách tự nhiên giúp ghi nhớ kiến thức dễ dàng và hiệu quả. Qua chương trình giáo dục của STEAM, trẻ sẽ trở nên yêu thích việc đến trường và có nhiều cảm hứng trong học tập.
2.3. Giúp trẻ vừa học vừa chơi khơi gợi khả năng sáng tạo
Ngọn lửa sáng tạo là yếu tố quan trọng giúp phát triển trí não và tư duy của trẻ. Nhờ môi trường học tập tràn đầy niềm vui và hứng khởi, trẻ sẽ không bị gò bó trong một khuôn khổ nhất định. Đây là điều kiện giúp các em phát triển khả năng sáng tạo.
Tư duy sáng tạo của trẻ có thể được phát triển qua các hoạt động đa dạng ở lớp như: tự đặt câu hỏi cho những nghi vấn của mình, vẽ tranh, lắp ráp,… Mặc dù đến từ những hoạt động nhỏ nhưng những ý tưởng và sáng kiến vô hạn của trẻ nhỏ sẽ được kích hoạt và phát triển nếu có lộ trình đúng đắn.
2.4. Trẻ mầm non được học dựa trên các tình huống cụ thể
Hệ thống giáo dục truyền thống tập trung vào việc xây dựng nền tảng kiến thức lý thuyết cho trẻ. Tuy nhiên, hệ thống giáo dục này đang bộc lộ một số hạn chế khi học sinh chỉ tập trung vào việc chạy đua với điểm số mà không thể áp dụng kiến thức vào thực tế.
Thay vì tiếp thu kiến thức một cách thụ động, các bài giảng của STEAM được thiết kế sinh động, để trẻ có thể ứng dụng vào thực tiễn. Các em sẽ được tham gia những tình huống cụ thể và vận dụng những kiến thức được học để giải quyết vấn đề.
Việc học đi đôi với thực hành sẽ giúp trẻ ghi nhớ kiến thức lâu hơn và phản xạ nhanh hơn khi gặp phải tình huống tương tự trong thực tế.
3. Các kỹ năng trẻ mầm non sẽ được học khi áp dụng phương pháp giáo dục STEAM
5 lĩnh vực trọng tâm của STEAM được ví như 5 trụ cột vững chắc của nền giáo dục hiện đại, chúng được kết hợp hài hòa giữa các môn: Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật, Nghệ thuật và Toán học, giúp trẻ tiếp thu kiến thức một cách đa dạng và liên ngành.
Phương pháp giúp trẻ phát triển các kỹ năng thiết yếu qua 5 lĩnh vực như sau:
3.1. Kỹ năng khoa học – Science (S)
Mô hình STEAM giúp trẻ hiểu rõ bản chất của sự vật, sự việc và hiện tượng dưới góc nhìn khoa học. Ví dụ như: “Vì sao mưa được tạo ra từ hơi nước?”… Từ đó, các em biết áp dụng kiến thức để thực hành và giải quyết những vấn đề trong thực tiễn cuộc sống một cách logic và có cơ sở rõ ràng.
3.2. Kỹ năng Công nghệ – Technology (T)
Phần lớn các trường học áp dụng phương pháp STEAM sẽ có hệ thống trang thiết bị và cơ sở vật chất hiện đại. Trẻ được tiếp xúc với công nghệ cao, tân tiến, giúp các em cập nhật xu hướng khoa học – công nghệ và hiểu rõ tầm quan trọng của công nghệ trong cuộc sống.
Trẻ được khuyến khích sáng tạo và phát triển tư duy logic bằng cách tự mình thiết kế, lập trình và vận hành các mô hình, sản phẩm công nghệ từ đơn giản đến phức tạp.
3.3. Kỹ năng Kỹ thuật – Engineering (E)
Việc lồng ghép những mô hình thực tiễn vào giảng dạy giúp trẻ hiểu được mô hình sản xuất, vận hành để tạo ra các sản phẩm xung quanh cuộc sống.
Trẻ được trải qua các khóa rèn luyện kỹ năng chế tạo và lắp ráp cơ bản như: lắp ráp các mô hình robot đơn giản, hay tạo nặn những dụng cụ hữu ích trong đời sống.
3.4. Kỹ năng Toán học – Mathematics (M)
Toán học là bộ môn không thể thiếu trong việc rèn luyện tư duy logic và tính toán cho trẻ ngay từ nhỏ. Ngoài ra, toán học còn là nền tảng giúp trẻ phát triển khả năng phân tích và giải quyết vấn đề một cách khoa học.
3.5. Kỹ năng Nghệ thuật – Art (A)
Nghệ thuật là mảnh ghép cuối cùng góp phần tạo nên tính toàn diện của phương pháp giáo dục STEAM. Nghệ thuật mang đến lợi ích cho sự phát triển tư duy hình tượng, kích thích năng khiếu bẩm sinh của trẻ và trường học sẽ là môi trường tốt để trẻ tự do khám phá thế giới nghệ thuật thông qua các hoạt động ca hát, nhảy múa và hội họa.
Nghệ thuật đóng vai trò quan trọng trong việc nuôi dưỡng tâm hồn và trí tuệ của trẻ, đồng thời phát triển khả năng của các giác quan, rèn luyện sự kiên trì, tính kỷ luật và khả năng diễn đạt của bản thân.
4. Áp dụng mô hình STEAM vào trong lớp học mầm non
Sự xuất hiện của STEAM mang đến làn gió mới trong lĩnh vực giáo dục mầm non. Với cách tiếp cận gần gũi dưới góc nhìn khoa học, STEAM mang đến cho trẻ một môi trường thú vị nhưng vẫn đảm bảo sự phát triển toàn diện của trẻ.
4.1. Hoạt động thực tế và trải nghiệm
Mầm non là độ tuổi có thể tiếp thu kiến thức tốt nhất thông qua các hoạt động thực tế và trải nghiệm.
Với mô hình học của STEAM, trẻ sẽ được tham gia nhiều hoạt động dã ngoại, cắm trại, trồng cây, quan sát bầu trời qua kính hiển vi, lắp ráp robot, cầu đường,… Thông qua các hoạt động này, trẻ được tự do khám phá và sẽ đúc kết chúng thành những kiến thức của mình.
4.2. Học thông qua trò chơi và câu chuyện
STEAM không chỉ giới hạn ở những bài lý thuyết khô khan, trẻ sẽ được học tập thông qua các trò chơi và câu chuyện hấp dẫn:
- Trò chơi xếp hình, lắp ráp: Kích thích tư duy logic, khả năng sáng tạo và phối hợp tay mắt.
- Câu chuyện khoa học: Khơi gợi trí tò mò, niềm đam mê khám phá thế giới tự nhiên.
- Hoạt động đóng vai: Giúp trẻ rèn luyện kỹ năng giao tiếp, hợp tác và giải quyết vấn đề.
4.3. Nghệ thuật kết hợp khoa học
Tưởng chừng là 2 lĩnh vực trái ngược nhau, nhưng khi kết hợp lại tạo thành một bức tranh độc đáo. Trẻ sẽ được trang bị những vật liệu để sáng tạo ra các sản phẩm nghệ thuật kết hợp với khoa học ấn tượng. Ví dụ: mô hình động vật, công trình kiến trúc bằng vật liệu tái chế,…
5. So sánh phương pháp STEAM với các phương pháp khác khi áp dụng cho trẻ mầm non
Nhắc đến giáo dục mầm non hiện đại, không thể bỏ qua “ngôi sao sáng” là STEAM, tuy nhiên còn rất nhiều phương pháp khác góp phần tạo nên sự đa dạng đối với nền giáo dục mầm non.
Mỗi phương pháp đều có ưu điểm và nhược điểm riêng, phù hợp với độ tuổi, tính cách của trẻ. Do đó, các bố mẹ cần hiểu và phân biệt rõ về các phương pháp để có thể lựa chọn trường phù hợp.
5.1. So sánh phương pháp STEAM và STEM
Như đã biết, STEAM được xây dựng dựa trên nền tảng vững chắc của mô hình STEM. Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa với việc chúng hoàn toàn giống nhau.
Mặc dù cả hai đều hướng đến việc trang bị cho trẻ những kỹ năng cần thiết những điểm khác biệt ở giữa hai mô hình là trọng tâm giáo dục và lộ trình học tập.
Phương pháp STEAM | Phương pháp STEM | |
Lĩnh vực | Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật, Nghệ thuật, Toán học | Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật, Toán học |
Trọng tâm | Tập trung vào việc kích thích tư duy sáng tạo và khả năng giải quyết vấn đề bằng cách kết hợp các lĩnh vực STEM với nghệ thuật | Tập trung vào việc truyền tải kiến thức và kỹ năng về các lĩnh vực STEM |
Trọng tâm | Dự án, thí nghiệm | Thảo luận, nghiên cứu, thuyết trình |
Phương pháp tiếp cận | Tiếp cận liên ngành, kết hợp các môn học STEM với Nghệ thuật (Art) | Giảng dạy theo từng môn học riêng biệt |
Lợi ích | Phát triển tư duy logic, khả năng giải quyết vấn đề và kỹ năng tư duy phản biện | Phát triển toàn diện cả về trí tuệ, kỹ năng và tư duy sáng tạo |
5.2. So sánh phương pháp STEAM và iTL Plus
iTL Plus và STEAM là hai phương pháp giáo dục hiện đại được áp dụng rộng rãi trong giáo dục mầm non và tiểu học. Cả hai đều hướng đến mục tiêu phát triển toàn diện cho trẻ, khơi dậy niềm đam mê học tập và bứt phá tiềm năng. Tuy nhiên, giữa hai phương pháp này vẫn có những điểm giống và khác nhau.
Điểm giống nhau:
- Lấy học sinh làm trung tâm: Cả hai phương pháp đều lấy học sinh làm trung tâm, khuyến khích trẻ tự do khám phá, học hỏi và phát triển.
- Rèn luyện kỹ năng mềm: iTL Plus và STEAM đều chú trọng rèn luyện các kỹ năng mềm cần thiết cho trẻ như làm việc nhóm, tư duy sáng tạo, giải quyết vấn đề, giao tiếp hiệu quả…
- Chương trình phù hợp với độ tuổi: Các chương trình giảng dạy được thiết kế phù hợp với từng độ tuổi và năng lực học sinh, giúp khai phá tối đa tiềm năng của trẻ.
- Kết hợp giữa lý thuyết và thực hành: Nội dung giảng dạy đan xen lý thuyết và thực hành, giúp trẻ ứng dụng kiến thức vào thực tế thông qua trải nghiệm và nghiên cứu.
- Vai trò của đội ngũ giáo viên: Giáo viên đóng vai trò là người hướng dẫn, hỗ trợ và đồng hành cùng trẻ trong quá trình học tập.
Điểm khác nhau:
Phương pháp STEAM | Phương pháp iTL Plus | |
Phân phối | Ứng dụng rộng rãi trên thế giới | Chỉ có tại iSchool |
Cách thức | Tích hợp kiến thức từ 5 bộ môn (Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật, Nghệ thuật, Toán học) | Học sinh đóng vai trò chính, áp dụng mô hình “trò tìm thầy” |
Trọng tâm | Dự án, thí nghiệm | Thảo luận, nghiên cứu, thuyết trình |
5.3. So sánh phương pháp STEAM và Reggio Emilia
Bên cạnh phương pháp STEAM trong giáo dục mầm non, Reggio Emilia đang dần thu hút sự chú ý của các bậc phụ huynh bởi tính đột phá và hiệu quả trong việc nuôi dạy trẻ.
Vậy giữa STEAM và Reggio Emilia có những điểm gì khác biệt?
Phương pháp STEAM | Phương pháp Reggio | |
Trọng tâm | Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật, Nghệ thuật và Toán học | Triết lý “Trẻ em là những nhà nghiên cứu, nghệ sĩ và nhà tư tưởng” |
Phương pháp tiếp cận | Dự án, học tập trải nghiệm | Dự án, khám phá, học tập qua tương tác |
Lợi ích | Phát triển toàn diện bao gồm tư duy logic, khả năng giải quyết vấn đề, sáng tạo | Phát triển toàn diện các khía cạnh của trẻ, đặc biệt là khả năng ngôn ngữ |
6. Trường Mầm non Quốc tế Busy Bees đã ứng dụng phương pháp STEAM như thế nào?
Được xây dựng dựa trên nền tảng giáo dục Anh Quốc, Busy Bees Group tự hào sở hữu hơn 40 năm kinh nghiệm trong việc kiến tạo môi trường học tập toàn diện cho trẻ mầm non.
STEAM là một trong những phương pháp chủ đạo trong chương trình học của Busy Bees theo chuẩn chương trình giáo dục quốc gia Anh Quốc – UK National Curriculum (Key Stage). Với phương pháp tiếp cận sáng tạo này, trẻ được khuyến khích khám phá thế giới khoa học, công nghệ, kỹ thuật, toán học và nghệ thuật thông qua các hoạt động vui chơi, thí nghiệm và dự án đầy hứng khởi.
Chương trình học tại Busy Bees được xây dựng dựa trên kết hợp với STEAM để đảm bảo tính phù hợp và khả năng tiếp thu của trẻ.
Tại Busy Bees, trẻ sẽ được trực tiếp tham gia vào các hoạt động đa dạng như: tự tay thiết kế, chế tạo, thí nghiệm, hoạt động nghệ thuật. Chương trình học STEAM được thiết kế kỹ lưỡng dựa trên sự đo lường khoa học để thúc đẩy tối ưu khả năng tiếp thu của trẻ.
Busy Bees đầu tư mạnh mẽ vào cơ sở vật chất hiện đại, trang bị đầy đủ các dụng cụ và thiết bị tiên tiến, để có thể phục vụ tốt cho việc dạy và học theo phương pháp STEAM.
Trường Mầm non Quốc tế Busy Bees là môi trường lý tưởng để trẻ em phát triển toàn diện theo phương pháp STEAM. Nơi đây hứa hẹn sẽ là môi trường tốt nhất để giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ và tinh thần.
STEAM là một phương pháp giáo dục tiên tiến, giúp trẻ phát triển toàn diện về trí tuệ, kỹ năng và tư duy sáng tạo. Phương pháp đang ngày càng được áp dụng rộng rãi tại các trường học trên thế giới. Trong đó, Trường Mầm non Quốc tế Busy Bees là một trong những ngôi trường tiên phong ứng dụng STEAM và mang đến môi trường học tập tốt cho trẻ.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Head office: 028 3535 6832
Tuyển sinh/ Tham quan: 085 331 3868
Busy Bees Global Preschool – Quận 2, Thành phố Thủ Đức
- Tòa nhà Feliz en Vista, Số 01 Phan Văn Đáng, Phường Thạnh Mỹ Lợi, Thành phố Thủ Đức.
Busy Bees Global Preschool – Gò Vấp
- Số 119 Nguyên Hồng, Phường 1, Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.
Busy Bees Global Preschool – Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.
- Số 02 Nguyễn Thị Thập, Phường Trung Hoà, Quận Cầu Giấy.