Trẻ em ngày nay dành quá nhiều thời gian cho điện thoại và máy tính bảng, khiến các bậc phụ huynh lo lắng về sự phát triển của con em mình. Thí nghiệm mầm non chính là “vị cứu tinh” giải thoát trẻ khỏi thế giới thiết bị điện tử, đưa các bé đến với thế giới đầy màu sắc của khoa học và sáng tạo
Hãy cùng Busy Bees khám phá 22 thí nghiệm mầm non giúp con rời xa màn hình và chủ động khám phá thế giới khoa học đầy thú vị nhé.
1. Các thí nghiệm mầm non khoa học tốt nhất cho trẻ theo phương pháp STEM chuẩn quốc tế
STEM là một phương pháp học hiện đại, được viết tắt từ 4 lĩnh vực: Science (Khoa học), Technology (Công nghệ), Engineering (Kỹ thuật) và Mathematics (Toán học). Phương pháp STEM đã mở ra làn gió mới đối với nền giáo dục Việt Nam với tính thực tiễn, nhưng đầy màu sắc, giúp kích thích trí tò mò và khơi dậy niềm đam mê học tập của trẻ.
Các thí nghiệm mầm non khoa học theo phương pháp STEM chuẩn quốc tế sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội như:
- Tính ứng dụng thực tế: Các thí nghiệm STEM bám sát các vấn đề thực tế trong cuộc sống, giúp trẻ hiểu rõ hơn về thế giới xung quanh và ứng dụng kiến thức vào thực tế một các hiệu quả.
- Tính tương tác: Các thí nghiệm STEM chứa đầy sự thú vị và hấp dẫn, nhờ đó kích thích trẻ chủ động tham gia thực hiện thí nghiệm.
- Tính sáng tạo: STEM khuyến khích trẻ tư duy sáng tạo để tạo ra những kết quả mới mẻ và kỳ diệu riêng của mình.
STEM là phương pháp học kết hợp từ nhiều lĩnh vực khác nhau. Do đó, các thí nghiệm Stem cho trẻ mầm non được thiết kế là cầu nối giúp trẻ ứng dụng kiến thức các lĩnh vực vào thực tế một cách hiệu quả.
1.1. Thí nghiệm STEM cho trẻ mầm non – Đèn dung nham
Thí nghiệm STEM làm đèn dung nham là một thí nghiệm đơn giản nhưng mang lại kết quả vô cùng đẹp mắt. Thí nghiệm là sự kết hợp độc đáo giữa lý thuyết vật lý và hóa học, giúp trẻ khám phá bí ẩn của các loại chất lỏng và rèn luyện kỹ năng đo lường hiệu quả.
Nguyên vật liệu bao gồm:
- Dầu trẻ em hoặc dầu thực vật
- Nước lọc
- Màu thực phẩm dạng lỏng
- Viên C sủi
- Chai hoặc cốc bằng nhựa/ thủy tinh
Cách thực hiện:
- Đổ nước vào ½ cốc hoặc chai
- Tiếp tục cho dầu trẻ em/ thực vật vào khoảng ¾ cốc hoặc chai
- Nhỏ vài giọt màu thực phẩm vào hỗn hợp
- Thả viên C sủi vào cốc hoặc chai
Quan sát hiện tượng xảy ra:
Khi quan sát, chúng ta sẽ thấy hỗn hợp xuất hiện các “bong bóng” màu sắc di chuyển lên xuống tạo nên một hiện tượng kỳ thú như dung nham đang phun trào. Tuy nhiên, màu sắc và tốc độ di chuyển của “bong bóng” có thể thay đổi tùy theo loại dầu, màu thực phẩm và viên C sủi.
Nếu cường độ phun trào dung nham chậm lại, chúng ta có thể tiếp tục thêm 1 viên C sủi mới vào hỗn hợp và tiếp tục quan sát.
Giải thích hiện tượng:
- Nước và dầu không hòa tan vào nhau do trọng lượng của nước nhẹ hơn, khi đó chúng tạo thành hai lớp riêng biệt.
- Khi cho viên C sủi vào trong hỗn hợp, chúng sẽ phản ứng và giải phóng khí carbon dioxide.
- Khí carbon dioxide này sẽ bám vào các giọt màu thực phẩm, tạo thành “bong bóng dung nham” và di chuyển lên trên do có trọng lượng nhẹ hơn dầu gây ra hiện tượng phun trào.
1.2. Thí nghiệm STEM cho trẻ mầm non – Dựng thuyền táo
Dựng thuyền táo là một thí nghiệm STEM đơn giản, dễ thực hiện nhưng lại đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo léo và trí tưởng tượng phong phú của trẻ. Đồng thời, dựng thuyền táo cũng sẽ kích thích trẻ sáng tạo và tập trung thiết kế con thuyền độc đáo theo cá tính riêng của mình.
Nguyên liệu chuẩn bị:
- Quả táo
- Dao
- Kéo
- Giấy màu (nên lựa chọn giấy chống thấm nước)
- Keo dán
- Que gỗ
- Bút màu
Cách thực hiện:
- Cắt táo thành hai nửa theo chiều dọc
- Lấy que gỗ cắm vào giữa quả táo
- Lựa chọn giấy màu và cắt thành hình cánh buồm theo sở thích
- Trang trí cánh buồm bằng bút màu
- Dán cánh buồm vào phía trên phẩn que gỗ
Quan sát hiện tượng:
Khi thả thuyền táo vào khay nước, chúng ta sẽ thấy thuyền nổi lên trên mặt nước. Từ đó, trẻ có thể điều khiển thuyền di chuyển bằng cách vỗ nước từ phía sau theo hướng mà bé muốn thuyền đi, tạo nên một bức tranh vô cùng sống động và đầy màu sắc dưới mặt nước.
Giải thích hiện tượng:
Theo nghiên cứu, táo có chứa khoảng 25% thể tích là không khí. Khi thả vào nước, phần không khí này tạo thành các “túi khí” giúp đẩy thuyền lên cao.
1.3. Thí nghiệm STEM cho trẻ mầm non – Tạo màu cho cải thảo
Sự biến đổi màu sắc kỳ diệu của cải thảo chắc chắn sẽ là một trải nghiệm đầy thích thú về khám phá khoa học. Việc khám phá nguyên lý đằng sau hiện tượng này, sẽ giúp trẻ hiểu thêm về thế giới tự nhiên.
Nguyên liệu chuẩn bị:
- Cốc nhựa: 4 chiếc
- Nước lọc
- Màu thực phẩm (4 màu khác nhau)
- Cải thảo (4 lá)
Cách thực hiện:
- Cho nước vào ½ mỗi cốc nhựa.
- Nhỏ từ từ 4 màu thực phẩm đã chuẩn bị vào mỗi cốc và khuấy đều.
- Tách lá cải thảo và cho vào mỗi cốc 1 lá (cắm phần gốc lá ngập nước).
- Để qua đêm và quan sát màu sắc lá cải thảo vào sáng hôm sau.
Quan sát hiện tượng:
Sau một đêm, màu sắc của lá cải thảo sẽ chuyển màu theo màu của cốc nước.
Giải thích hiện tượng:
- Lá cải thảo có các mao quản (ống nhỏ) dọc thân lá, giúp lá dẫn nước từ dưới lên trên.
- Nước màu trong cốc di chuyển theo mao quản, làm lá cải thảo chuyển màu theo màu nước.
1.4. Thí nghiệm STEM cho trẻ mầm non – Âm thanh
Chỉ với 7 chiếc cốc và mức độ của nước khác nhau sẽ tạo nên một dàn nhạc cụ vô cùng độc đáo. Dưới bàn tay ma thuật của các em sẽ biến những âm thanh huyền bí từ trở thành một bản hòa tấu tuyệt tác.
Nguyên liệu chuẩn bị:
- 7 chiếc cốc thủy tinh có kích cỡ khác nhau
- Nước lọc
- 1 chiếc dùi hoặc muỗng
Cách thực hiện:
- Cho lượng nước tăng dần vào mỗi cốc, tạo thành âm thanh của 7 nốt nhạc khác nhau (có thể pha thêm màu sắc cho bắt mắt và cuốn hút đối với trẻ)
- Dùng dùi hoặc muỗng gõ nhẹ vào thành cốc, tạo ra những âm thanh nhẹ nhàng và du dương
- Thử nghiệm với các vị trí gõ khác nhau trên cốc để tạo ra những âm thanh đa dạng
Quan sát hiện tượng:
- Khi gõ vào các cốc với lượng nước khác nhau, bạn sẽ nghe thấy âm thanh khác nhau.
- Cốc ít nước sẽ phát ra âm thanh trầm, vang hơn.
- Cốc nhiều nước sẽ phát ra âm thanh cao, trong hơn.
Giải thích hiện tượng:
- Âm thanh phát ra từ cốc là do sự rung động của thành cốc. Mực nước trong cốc sẽ ảnh hưởng đến độ rung động của thành cốc, từ đó tạo ra âm thanh khác nhau.
- Cốc ít nước có thành cốc rung động mạnh hơn, tạo ra âm thanh trầm, vang hơn.
- Cốc nhiều nước có thành cốc rung động yếu hơn, tạo ra âm thanh cao, trong hơn.
1.5. Thí nghiệm STEM cho trẻ mầm non – Đổi màu khi pha trộn màu sắc
Tiếp tục là một thí nghiệm về thế giới màu sắc đầy mê hoặc chứa đựng nhiều điều kỳ diệu. Đổi màu khi pha trộn các màu sắc khác nhau sẽ đưa trẻ bước vào thế giới sắc màu thông qua hiện tượng khoa học, khơi gợi trí tò mò và tự do sáng tạo của trẻ.
Nguyên liệu chuẩn bị:
- 6 cốc nước
- 3 màu thực phẩm: màu đỏ, màu vàng, màu xanh dương (Bố mẹ có thể chuẩn bị thêm đa dạng màu sắc)
Cách thực hiện:
- Cho từng loại phẩm màu vào ba cốc nước riêng biệt, khuấy đều để tạo ra ba cốc nước màu rực rỡ: đỏ, vàng và xanh dương.
- Lần lượt cho các nhóm màu vào cốc mới như sau:
- Màu xanh dương và màu đỏ
- Màu đỏ và màu vàng
- Màu xanh dương và màu vàng
Quan sát hiện tượng:
Sau khi hòa trộn lần lượt các nhóm màu với nhau, chúng ta sẽ thấy được màu thứ 3 xuất hiện, cụ thể như sau:
- Cốc pha từ màu xanh dương và màu đỏ sẽ chuyển sang màu tím
- Cốc pha từ màu đỏ và màu vàng sẽ chuyển sang màu cam
- Cốc pha từ màu xanh dương và màu vàng chuyển sang màu xanh lá cây
Giải thích hiện tượng:
Mỗi màu sắc đều được tạo bởi nhóm ánh sáng đặc biệt khác nhau. Khi pha trộn 2 màu sắc, ánh sáng của chúng sẽ kết hợp lại với nhau và tạo nên một nhóm màu mới tạo nên hiện tượng đổi màu khi pha trộn các màu sắc.
1.6. Thí nghiệm mầm non cho trẻ – Sữa ma thuật
Sữa ma thuật là một thí nghiệm STEM cho trẻ mầm non vô cùng độc đáo. Khi thực hiện thí nghiệm, trẻ sẽ được chứng kiến màn nhảy múa uyển chuyển của màu sắc, trông thật lạ kỳ.
Nguyên liệu chuẩn bị:
- Sữa
- Màu thực phẩm (nhiều màu)
- Nước rửa chén
- Tăm bông
- Đĩa
Cách thực hiện:
- Cho một lớp sữa mỏng vào đĩa.
- Nhỏ vài giọt màu thực phẩm khác nhau vào sữa.
- Nhúng tăm bông vào nước rửa chén, sau đó chấm vào sữa.
- Quan sát sự chuyển động của màu sắc.
Quan sát hiện tượng:
Khi tăm bông chạm vào sữa, màu sắc sẽ lan tỏa và chuyển động theo những hình thù độc đáo, tạo nên một màn trình diễn nhảy múa đầy ấn tượng.
Giải thích hiện tượng:
Sữa được tạo thành bởi các khoáng chất, protein và đặc biệt là chất béo. Khi xà phòng rửa chén thêm tiếp xúc sữa, chất béo bắt đầu phân hủy. Chất béo trong sữa liên kết với nước rửa chén, tạo ra các dòng chảy, đẩy các phân tử màu di chuyển theo những hình thù độc đáo. Khi đó các phân tử màu cũng bị cuốn theo và tạo nên một hiện tượng sống động.
1.7. Thí nghiệm mầm non cho trẻ – “chìm hay nổi”
Bí ẩn của nước luôn là đề tài kích thích sự tò mò và khám phá của trẻ. Tại sao chiếc thuyền lại có thể nổi trên mặt nước, nhưng viên đá lại chìm xuống đáy? Thí nghiệm chìm hay nổi sẽ giúp trẻ lý giải về sự việc trên.
Nguyên liệu chuẩn bị:
- Các loại quả: Cam, táo, xoài, quýt,…
- Một vài đồ vật: Thìa, nĩa, chai nhựa rỗng, chai thuỷ tinh rỗng,…
- Chậu nước lớn
Cách thực hiện:
- Lần lượt thả các loại quả và đồ vật đã chuẩn bị vào trong chậu nước.
- Cùng bé quan sát và ghi chép lại kết quả: quả/đồ vật nào nổi, quả/đồ vật nào chìm.
- Thảo luận cùng bé về lý do tại sao mỗi quả/đồ vật lại có kết quả khác nhau.
Giải thích hiện tượng:
Tùy theo khối lượng riêng, tính chất, hình dạng của vật thể mà có thể chìm hay nổi trong nước.
Ví dụ:
- Các loại quả như cam, táo, xoài có khối lượng riêng nhỏ hơn nước nên sẽ nổi.
- Các đồ vật như thìa, nĩa, chai thuỷ tinh rỗng có khối lượng riêng lớn hơn nước nên sẽ chìm.
- Chai nhựa rỗng có thể nổi do bên trong có chứa không khí.
1.8. Thí nghiệm mầm non cho trẻ – Baking soda
Sau những thử nghiệm đầy hứng khởi về âm thanh và màu sắc, hãy cùng các bé bước vào thế giới diệu kỳ thông qua thí nghiệm Baking Soda – nơi âm thành và màu sắc giao hòa tạo nên trải nghiệm độc đáo và bất ngờ.
Nguyên liệu chuẩn bị:
- Baking soda (muối nở)
- Giấm hoặc nước chanh
- Nước lọc
- Màu vẽ
- Cọ vẽ
- Giấy vẽ
- Ống nhỏ giọt
- Cốc
Cách thực hiện:
- Cho baking soda vào một cốc.
- Cho nước vào một chiếc cốc khác, với lượng nước bằng lượng baking soda vừa cho ở cốc trên.
- Thêm màu vẽ vào cốc nước và khuấy đều.
- Đổ hỗn hợp nước màu vào cốc baking soda và khuấy đều cho đến khi có độ sánh mịn vừa phải.
- Dùng cọ vẽ tranh bằng hỗn hợp baking soda và nước màu lên giấy.
- Chờ tranh khô hoàn toàn.
- Dùng ống nhỏ giọt nhỏ giấm hoặc nước chanh lên tranh.
Quan sát hiện tượng:
Khi nhỏ giấm lên tranh, chúng ta sẽ nghe thấy tiếng sủi “tanh tách” nhẹ và thấy xuất hiện bong bóng trên bề mặt giấy. Khi áp bàn tay đến gần bề mặt giấy, chúng ta sẽ cảm nhận được sự phập phồng của những chiếc bong bóng khí nổi lên.
Giải thích hiện tượng:
Theo tính chất hóa học, baking soda là một bazơ, còn giấm và nước chanh là axit. Khi axit và bazo gặp nhau, chúng sẽ phản ứng tạo ra khi carbon dioxide.
Khí carbon dioxide là chất khí không màu, có mùi hơi chua và tan trong nước. Khi khí carbon dioxide thoát ra khỏi dung dịch, nó sẽ hình thành những bong bóng nhỏ trên bề mặt, và vỡ ra thành những tiếng sủi tanh tách.
1.9. Thí nghiệm mầm non cho trẻ – Với trứng
Thí nghiệm mầm non cho trẻ với trứng là một mẹo vặt hữu ích trong cuộc sống, giúp trẻ có thể phân biệt trứng sống và trứng chín chỉ với một thao tác đơn giản.
Nguyên liệu chuẩn bị:
- 1 quả trứng chín
- 1 quả trứng sống
- 1 chiếc bút dạ
Cách thực hiện:
- Dùng bút dạ đánh dấu hoặc số để phân biệt hai quả trứng
- Cùng bé xoay cùng lúc hai quả trứng trên bề mặt phẳng
- Quan sát sự khác biệt trong chuyển động của hai quả trứng
Quan sát hiện tượng:
- Nếu quả trứng nào quay nhanh hơn sẽ là quả trứng chín.
- Nếu quả trứng nào quay chậm hơn hoặc chỉ lắc lư sẽ là quả trứng sống.
Giải thích hiện tượng:
- Quả trứng chín là vật thể rắn, đặc bên trong nên trọng tâm của nó được giữ nguyên khi xoay.
- Quả trứng sống có chất lỏng bên trong nên trọng tâm thay đổi liên tục khi xoay, khiến nó khó giữ thăng bằng hơn.
1.10. Thí nghiệm mầm non cho trẻ – Dầu và nước
Thí nghiệm Dầu và Nước là một thí nghiệm cho thấy sự ma thuật của những dung dịch gần gũi với các bé. Thí nghiệm được thực hiện đơn giản, an toàn và đầy tính giải trí, mang đến trải nghiệm “kỳ ảo” không kém phần hấp dẫn so với thí nghiệm dung nham.
Nguyên liệu chuẩn bị:
- Dầu ăn
- Màu thực phẩm
- Cốc nước lọc
Cách thực hiện:
- Đổ nước lọc vào khoảng ½ phần cốc.
- Thêm màu thực phẩm vào cốc nước và khuấy đều cho tan.
- Cho dầu ăn vào khoảng nửa cốc còn lại.
Quan sát hiện tượng:
Màu thực phẩm hòa tan trong nước, tạo thành dung dịch nước màu. Nước và dầu không hòa tan vào nhau, dầu sẽ không bị đổi màu và tách thành hai lớp riêng biệt.
Cốc nước lọc có hai phần màu rõ rệt: phần nước màu và phần dầu không màu.
Giải thích hiện tượng:
- Nước nặng hơn dầu và không tan trong dầu, nên khi trộn lẫn vào nhau, nước sẽ chìm xuống đáy cốc, trong khi dầu nhẹ hơn sẽ nổi lên trên.
- Màu thực phẩm hòa tan trong nước nhưng không hòa tan trong dầu, do đó màu sắc chỉ xuất hiện ở phần nước.
1.11. Thí nghiệm mầm non cho trẻ – Đèn giao thông
Bố mẹ đã bao giờ cùng bé khám phá bí mật ẩn sau những màu sắc rực rỡ của đèn giao thông chưa? Thông qua thí nghiệm “Đèn giao thông” tại nhà sẽ giúp bé hiểu rõ hơn về ý nghĩa của đèn tín hiệu và nâng cao ý thức khi tham gia giao thông.
Nguyên liệu chuẩn bị:
- Dung dịch NaOH
- Nước đường Glucose
- Chất chỉ thị màu quỳ tím
- Giấm
- Nước cất
- 3 cốc thủy tinh
- 3 ống nghiệm
- Pipet
- Giấy lọc
- Giá đỡ
Cách thực hiện:
- Hòa tan đường Glucose vào nước nóng trong cốc thủy tinh.
- Cho dung dịch NaOH vào dung dịch Glucose.
- Hòa tan chất chỉ thị màu vào dung dịch, lúc này dung dịch sẽ chuyển sang màu xanh dương.
- Đổ dung dịch chỉ thị màu dung dịch vào bình thủy tinh chứa hỗn hợp NaOH và đường Glucose.
Quan sát hiện tượng:
- Dung dịch sẽ lần lượt chuyển qua các màu: xanh lá cây, đỏ, vàng tương ứng với màu của đèn giao thông.
- Khi lắc bình, màu sắc sẽ thay đổi theo cường độ lắc:
- Lắc nhẹ: dung dịch chuyển sang màu đỏ.
- Lắc mạnh: dung dịch chuyển sang màu xanh.
Giải thích hiện tượng:
- Khi lắc bình, dung dịch tiếp xúc nhiều hơn với oxy trong không khí, thúc đẩy phản ứng oxi hóa khử và làm thay đổi màu sắc của dung dịch.
- Đường Glucose là chất khử, có khả năng khử oxy trong dung dịch, làm dung dịch chuyển sang màu vàng.
- Khi lắc mạnh, oxy trong không khí hòa tan vào dung dịch nhiều hơn, thúc đẩy quá trình oxy hóa và làm dung dịch chuyển sang màu đỏ.
1.12. Thí nghiệm khoa học cho trẻ mầm non – Khám phá Make Magic
Như tên gọi đầy hấp dẫn, khám phá Make Magic mang đến cho trẻ một khu vườn băng lấp lánh với những viên tinh thể đầy màu sắc. Vườn đá kỳ diệu sẽ đánh thức mọi giác quan trong trẻ, đưa các em bước vào thế giới khoa học đầy nhiệm màu.
Nguyên liệu chuẩn bị:
- 1 chiếc bát
- 1 chiếc khay
- Muối
- Màu thực phẩm
- Ống nhỏ giọt
- Nước lọc
Cách thực hiện:
- Rót nước cho đầy bát và đặt vào ngăn đông tủ lạnh để qua đêm.
- Tách những khói đá lạnh cho vào khay và rắc muối lên trên mặt đá chờ 1 – 2 phút.
- Dùng ống nhỏ giọt nhỏ từ từ màu thực phẩm lên mặt đá đã rắc muối.
Quan sát hiện tượng:
- Khi rắc muối lên mặt đá lạnh, chúng ta sẽ nghe thấy phần đá có muối bắt đầu tan ra và phát ra những tiếng nứt tách, tách sau thời gian 1-2 phút.
- Nhỏ giọt màu thực phẩm lên mặt đá, màu sắc sẽ dần lan tỏa trên bề mặt tạo nên những tảng tinh thể đá có màu sắc đẹp mắt.
Giải thích hiện tượng:
Khi rắc muối lên đá lạnh, cấu trúc tinh thể của đá bị phá vỡ. Muối làm giảm nhiệt độ nóng chảy của đá, khiến phần đá tiếp xúc với muối tan chảy nhanh hơn từ đó hình thành nên các rãnh nứt, tạo tiếng tách tách.
Muối thấm qua các khe nứt này, tạo thành những đường vân lởm chởm trên về mặt đá. Khi nhỏ nước màu lên, nước màu bám vào các tinh thể đá và các đường vân lởm chởm, tạo nên những mảng băng giá đầy màu sắc đẹp và lấp lánh.
1.13. Thí nghiệm khám phá khoa học cho trẻ mầm non – Khám phá đám mây và mưa
Thí nghiệm khám phá khoa học cho trẻ mầm non – Khám phá đám mây và mưa sẽ là thí nghiệm nghệ thuật tạo nên những đám mây bồng bềnh cùng những cơn mưa nhân tạo. Đồng thời, thí nghiệm sẽ giúp các em giải mã những hiện tượng tự nhiên và kỳ thú.
Nguyên liệu chuẩn bị:
- Bình thủy tinh
- Bông gòn
- Nước lọc
- Màu thực phẩm (tùy chọn theo sở thích của trẻ)
- Ống nhỏ giọt
- Rây lọc
Cách thực hiện:
- Đặt rây lọc trên bình thủy tinh, cho bông gòn vào rây
- Đổ nước đầy ly, cho màu thực phẩm yêu thích vào ly và khuấy đều
- Dùng ống nhỏ giọt nhẹ nhàng phun lên bề mặt bông gòn, cho đến khi mây thấm đẫm nước.
Quan sát hiện tượng:
Khi đạt đến một lượng nước nhất định, đám mây kia sẽ nặng trĩu xuống, những giọt mưa màu sắc bắt đầu rơi xuống.
Giải thích hiện tượng:
Qua thí nghiệm trên, bố mẹ có thể liên kết và giải thích cho con nghe về hiện tượng mưa trong tự nhiên.
Hơi nước bốc lên cao từ sông hồ hay biển cả và ngưng tụ khi gặp phải không khí lạnh. Khi đó, chúng sẽ tích tụ thành những giọt nước nhỏ li ti và tạo thành mây. Khi những giọt nước trong mây đủ lớn, mây sẽ cho các hạt nước rơi xuống tạo thành mưa.
1.14. Thí nghiệm mầm non cho trẻ – Với Marshmallow Shapes
Marshmallow Shapes là một thí nghiệm mầm non độc đáo, tận dụng những chiếc tăm và kẹo dẻo để tạo nên đa dạng các loại hình học, mang đến cho trẻ trải nghiệm học tập thú vị và sáng tạo.
Nguyên liệu chuẩn bị:
- Tăm tre (có thể tô thêm màu cho sinh động)
- Kẹo dẻo Marshmallow
Cách thực hiện:
Trẻ sẽ sử dụng những chiếc que tăm đơn giản cùng những viên kẹo dẻo đầy màu sắc để kết nối thành những khối hình theo trí tưởng tượng của mình.
Từ những hình khối cơ bản như hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật,.. trẻ có thể sáng tạo nên những công trình kiến trúc hay những con vật ngộ nghĩnh,…
Giải thích hiện tượng:
Kẹo dẻo đóng vai trò như những khớp nối gắn kết các que tăm lại với nhau một cách chặt chẽ. Nhờ vậy, các mô hình được tạo ra rất vững chắc.
1.15. Thí nghiệm mầm non cho trẻ – Trồng thực vật từ thùng rác
Trồng thực vật từ thùng rác là một trong những thí nghiệm mầm non ý nghĩa nhất của chương trình STEM. Những phần rễ rau tưởng chừng như vô dụng sau khi mẹ lặt và chỉ có thể cho vào thùng rác nhưng giờ đây chúng lại có thể trở thành nguồn tài nguyên cho một thí nghiệm khoa học bổ ích!
Nguyên liệu chuẩn bị:
- Gốc của một số loại rau theo mùa như cần tây, rau cải
- Cốc nước
- Chậu
- Đất trồng cây
- Phân trùn quế
- Nước
Cách thực hiện:
- Rửa sạch gốc cây rau, nhẹ nhàng loại bỏ đất bám quanh rễ.
- Cho nước vào cốc, đặt gốc cây vào sao cho phần rễ ngập trong nước.
- Đặt cốc đựng cây ở nơi có nhiều ánh sáng mặt trời, nơi bé có thể dễ dàng quan sát sự phát triển của cây.
- Thay nước cho cây 2-3 lần mỗi tuần trong tuần đầu tiên để đảm bảo nước luôn sạch.
- Khi trẻ nhìn thấy những chiếc lá non đầu tiên nhú lên từ gốc cây, hãy chuyển cây sang chậu đất đã được trộn sẵn phân trùn quế.
- Đặt chậu cây ở nơi có nhiều ánh sáng mặt trời, tưới nước mỗi ngày để giữ cho đất luôn ẩm.
Quan sát hiện tượng:
Chỉ sau 3-5 tuần, trẻ sẽ được thu hoạch phần thân cây non mới để chế biến thành những món ăn ngon. Phần gốc còn lại có thể tiếp tục “nuôi dưỡng” để tạo ra những mầm mới.
Giải thích hiện tượng:
Dù đã bị cắt đi phần lá ngọn nhưng bằng cách cung cấp nước, ánh sáng và chất dinh dưỡng, cây đã sinh trưởng và phát triển trở lại. Cây sử dụng nước để vận chuyển các chất dinh dưỡng từ rễ lên thân và lá, giúp cây phát triển cao lớn.
1.16. Thí nghiệm mầm non cho trẻ – Chọc que vào quả bóng bay
Tại sao có lúc lại chọc quả bóng vỡ nhưng có lúc lại không? Chọc que vào quả bóng bay sẽ là thí nghiệm dẫn chúng ta đến câu trả lời khoa học.
Nguyên liệu chuẩn bị:
- 1 quả bóng bay
- 1 que nhọn
- Dầu hoặc mỡ thực vật.
Cách thực hiện:
- Thổi phồng quả bóng ở mức vừa phải và buộc lại.
- Nhúng que tre nhọn vào dầu hoặc mỡ thực vật để giảm ma sát.
- Dùng que tre nhọn đâm từ chỗ đầu quả bóng gần nút buộc có màu sẫm đến chỗ đáy của quả bóng cũng có màu sẫm.
Quan sát hiện tượng:
Que nhọn có thể xuyên từ đầu đến cuối quả bóng mà không bị vỡ
Giải thích hiện tượng:
Bí mật của thí nghiệm này nằm ở cấu tạo đặc biệt của bóng bay. Chúng được cấu tạo từ cao su, một vật liệu có cấu trúc phân tử dạng chuỗi dài đan xen nhau. Khi thổi phồng lên, các phân tử này sẽ bị kéo giãn ra, tạo nên độ căng của bóng.
1.17. Thí nghiệm mầm non cho trẻ – Với túi lọc cafe
Bầu trời sau cơn mưa thường xuất hiện rực rỡ với dải màu lung linh của cầu vồng. Thí nghiệm “Túi lọc cà phê” sẽ mang đến cho bé cơ hội khám phá sự kỳ diệu của thiên nhiên với sự loang màu như những dãy cầu vồng vô cùng đặc sắc ngay tại nhà.
Nguyên liệu chuẩn bị:
- Bộ lọc cà phê
- Túi có dây kéo hoặc vỉ nướng kim loại
- Bút màu
- Keo dính
- Súng bắn keo
- Bút viết
- Kéo
- Bình xịt phun sương
Cách thực hiện:
- Vẽ 7 vòng tròn theo màu sắc cầu vồng lên bộ lọc cà phê bằng bút màu (nên dùng loại bút màu có thể giặt sạch).
- Đặt bộ lọc cà phê vào túi có dây kéo hoặc vỉ nướng kim loại.
- Dùng bình xịt phun sương xịt lên bề mặt bộ lọc cà phê.
- Phơi khô bộ lọc cà phê.
- Gấp đôi bộ lọc cà phê và cắt dọc theo nếp gấp để tạo thành 2 hình cầu vồng.
- Vẽ trang trí và cắt viền xung quanh hình cầu vồng theo sở thích.
Quan sát hiện tượng:
Khi xịt nước lên bộ lọc cà phê, các màu sắc sẽ hòa trộn và xoáy vào nhau, tạo thành một “cầu vồng” rực rỡ.
Giải thích hiện tượng:
Các màu sắc trên bút màu có khả năng hòa tan trong nước. Khi xịt nước lên bộ lọc cà phê, các phần tử màu sẽ tan ra. Khi nước di chuyển theo các đường vân trên bộ lọc cà phê, khiến các màu sắc hòa trộn vào nhau, tạo nên hiệu ứng cầu vồng..
1.18. Thí nghiệm hay cho trẻ mầm non – xây dựng cầu
Thí nghiệm xây dựng cây cầu được sáng tạo từ những vật liệu tái chế sẵn có. Thông qua trí tưởng tượng, sự sáng tạo, trẻ có thể tự do xây dựng nên những cây cầu ước mơ của chính mình.
Nguyên liệu chuẩn bị:
- Vật liệu tái chế: Ống hút, vỏ chai nhựa, hộp giấy, bìa carton,…
- Keo dán, kéo, bút màu, thước kẻ.
- Vật liệu trang trí (tùy chọn).
Cách thực hiện:
- Ghép 10 ống hút (hoặc các vật liệu tái chế khác) theo thứ tự nằm ngang, dùng keo dán cố định để tạo thành mặt cầu.
- Lặp lại bước này cho đến khi đạt được số lượng mặt cầu mong muốn.
- Cắt ống hút (hoặc các vật liệu tái chế khác) thành những đoạn bằng nhau khoảng 10 cm.
- Dán các đoạn ống hút (hoặc các vật liệu tái chế khác) đã cắt thành hình vuông hoặc hình chữ nhật để tạo thành chân cầu.
- Dán các mặt cầu vào chân cầu để tạo hình dạng cầu mong muốn.
- Trang trí cầu theo sở thích.
Giải thích hiện tượng:
Thí nghiệm xây dựng cầu không chỉ đơn thuần là một trò chơi, mà còn là hành trình khơi dậy niềm đam mê khoa học và kỹ thuật cho trẻ ngay từ lứa tuổi mầm non. Qua thí nghiệm, trẻ sẽ hiểu được về cấu trúc hình thành của những công trình cầu mà hằng ngày mình vẫn thường đi qua.
1.19. Thí nghiệm hay cho trẻ mầm non – Tổ chức cuộc thi xây dựng
Thí nghiệm tổ chức cuộc thi xây dựng là một sân chơi tuyệt vời để khơi dậy trí tưởng tượng và tư duy sáng tạo của trẻ.
Nguyên liệu chuẩn bị:
Hình khối lắp ghép, các viên gạch, đồ chơi sẵn có phù hợp với quan cảnh, …
Cách thực hiện:
- Cùng trẻ thảo luận và chọn chủ đề phù hợp với sở thích và khả năng của bé.
- Phân công nhiệm vụ cụ thể cho trẻ.
- Cho bé bắt đầu quá trình xây dựng bằng cách sử dụng nguyên liệu đã chuẩn bị để thực hiện mô hình theo ý tưởng và nhiệm vụ được giao.
- Sau đó, bố mẹ có thể gợi ý và lắng nghe những chia sẻ ý tưởng của trẻ về mô hình của mình, chia sẻ ý tưởng và sáng tạo trong quá trình thực hiện. Cha mẹ, thầy cô cần đưa ra đánh giá, nhận xét mang tính khích lệ để trẻ cảm thấy vui vẻ và hào hứng.
1.20. Thí nghiệm hay cho trẻ mầm non – Giải phẫu bông hoa
Bên dưới vẻ ngoài xinh đẹp của hoa, ẩn chứa một thế giới đầy màu sắc và bí ẩn. Thí nghiệm giải phẫu hoa là một hoạt động STEM đầy thú vị, giúp bé khám phá cấu tạo của các loài thực vật và đắm chìm trong thế giới đa sắc màu của thiên nhiên.
Nguyên liệu chuẩn bị:
- Bông hoa
- Kéo
- Keo dán
- Giấy trắng
- Khay đựng
Cách thực hiện:
- Cho trẻ dùng kéo nhẹ nhàng tách và cắt rời từng phần của bông hoa đặt vào khay.
- Khi đã tách rời từng bộ phận của bông hoa, bố mẹ có thể gợi ý và giới thiệu cho trẻ về các bộ phận của hoa.
- Dùng keo dán cẩn thận từng bộ phận hoa lên giấy và viết tên từng bộ phận hoa bên dưới để trẻ dễ dàng ghi nhớ và học tập.
1.21. Thí nghiệm hay cho trẻ mầm non – Kẹo Mentos và Coca Cola
Sự bùng nổ của phản ứng hóa học tạo nên cảnh tượng sinh động như núi lửa phun trào. Hiệu ứng phun trào sôi động, đầy màu sắc chắc chắn sẽ là thí nghiệm thu hút sự chú ý và khơi dậy niềm đam mê khoa học và khám phá thế giới xung quanh của trẻ.
Nguyên liệu chuẩn bị:
- Coca hoặc Pepsi
- 1 viên kẹo Mentos
- 1 chiếc cốc
Cách thực hiện:
- Rót Coca hoặc Pepsi ra cốc.
- Cho viên kẹo Mentos vào cốc và quan sát hiện tượng xảy ra.
Quan sát hiện tượng:
Nước trong cốc Coca sẽ đẩy ra mạnh mẽ tạo nên hiệu ứng núi lửa phun trào.
Giải thích hiện tượng:
Hiện tượng phun trào xảy ra do phản ứng hóa học giữa kẹo Mentos và Coca/Pepsi. Khi kẹo Mentos được thả vào nước ngọt, các hạt gelatin trên bề mặt kẹo tạo ra các điểm sủi, giải phóng khí carbon dioxide (CO₂) một cách nhanh chóng. Lượng khí CO₂ dồn nén trong chai tạo ra áp suất lớn, đẩy dung dịch nước ngọt phun trào ra ngoài như núi lửa phun trào.
2. Busy Bees Global Preschool luôn đưa các thí nghiệm mầm non khoa học theo chuẩn quốc tế vào chương trình giảng dạy cho trẻ
Là trường học ứng dụng chương trình học chuẩn Anh Quốc, Busy Bees tự hào mang đến phương pháp giáo dục hiện đại STEAM (Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật, Nghệ thuật, Toán học) được bổ sung yếu tố nghệ thuật (Art) – STEAM, phát triển trên nền tảng của phương pháp STEM truyền thống.
Tại Busy Bees, trẻ được tham gia vào các thí nghiệm STEAM với những điều kiện vượt trội như:
- Hệ thống thí nghiệm STEAM hiện đại: Các thí nghiệm được thiết kế phù hợp với độ tuổi và khả năng của trẻ, sử dụng trang thiết bị hiện đại, đảm bảo an toàn và vệ sinh.
- Đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm: Đội ngũ giáo viên được đào tạo bài bản về phương pháp STEM và STEAM, luôn theo dõi và hướng dẫn tận tình, giúp trẻ tiếp thu kiến thức hiệu quả và an toàn.
- Môi trường học tập khuyến khích sáng tạo: Busy Bees tạo môi trường học tập cởi mở, khuyến khích trẻ tự do khám phá, thử nghiệm và sáng tạo, giúp trẻ phát triển tư duy độc lập và khả năng giải quyết vấn đề.
22 Thí nghiệm mầm non STEM cho trẻ theo chuẩn quốc tế là món quà kỳ diệu dành cho trẻ trong xã hội hiện đại. Các thí nghiệm mầm non đơn giản sẽ tạo môi trường vui chơi và học đầy đầy thú vị, giúp các em hạn chế tiếp xúc và giam mình trong môi trường ảo từ các trang thiết bị điện tử. Từ đó, trẻ được rèn luyện nhiều kỹ năng tư duy logic, phân tích, giải quyết vấn đề một cách tốt nhất.
Ba mẹ có thể tìm hiểu thêm về các hoạt động STEM nằm trong chương trình học tại Busy Bees
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Head office: 028 3535 6832
Tuyển sinh/ Tham quan: 085 331 3868
Tuyển dụng: 0987 329 966 – careers.vn@busybeesasia.com
Email: contact@busybeesglobalpreschool.com
Busy Bees Global Preschool – Quận 2, Thành phố Thủ Đức
- Tòa nhà Feliz en Vista, Số 01 Phan Văn Đáng, Phường Thạnh Mỹ Lợi, Thành phố Thủ Đức.
Busy Bees Global Preschool – Gò Vấp
- Số 119 Nguyên Hồng, Phường 1, Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.
Busy Bees Global Preschool – Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.
- Số 02 Nguyễn Thị Thập, Phường Trung Hoà, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.
Xem thêm: