Giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mầm non: Mọi thông tin phụ huynh cần biết

Giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mầm non có vai trò quan trọng trong việc tạo nền tảng cho sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ. Đây là vấn đề được rất nhiều phụ huynh quan tâm. Dạy trẻ hiểu được kiến thức dinh dưỡng mầm non không phải là điều dễ dàng. Vì thế, bài viết dưới đây chúng tôi sẽ cùng các bậc phụ huynh tìm hiểu về mục đích, phương pháp giáo dục và vai trò của dinh dưỡng đối với trẻ mầm non.

1. Giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mầm non là gì?

Giáo dục dinh dưỡng ở độ tuổi mầm non là việc rất quan trọng, đây được coi là một trong những yếu tố chính quyết định sự phát triển toàn diện lẫn về thể chất và trí tuệ của trẻ mầm non.

Bên cạnh việc giáo dục và chăm sóc, câu chuyện về dinh dưỡng cho trẻ mầm non luôn là mối quan tâm hàng đầu ở các trường mầm non. Bởi đây là nguồn dinh dưỡng hỗ trợ sự phát triển khỏe mạnh và toàn diện của trẻ. Các bé có thể cao lớn và thông minh hay không phụ thuộc rất lớn vào chế độ dinh dưỡng mầm non. 

Giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mầm non là gì?
Giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mầm non là gì?

Nếu dinh dưỡng của bé kém, thể chất của bé sẽ chậm phát triển và xuất hiện các triệu chứng như sụt cân, suy dinh dưỡng, thiếu sức sống để vận động. Ngược lại, nếu trẻ bị thừa chất dinh dưỡng quá mức thì dễ có nguy cơ mắc các bệnh như béo phì, bệnh về tim mạch,…

Vì vậy, việc đảm bảo cho giai đoạn đang phát triển ở lứa tuổi mầm non về chế độ dinh dưỡng ăn uống đầy đủ chất là việc rất quan trọng đối với sức khỏe của trẻ.

2. Trẻ trong độ tuổi mầm non cần bổ sung các nhóm dinh dưỡng nào?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng của Viện Dinh dưỡng Quốc gia Việt Nam, khi xây dựng thực đơn tháp dinh dưỡng mầm non phải đảm bảo hàm lượng dinh dưỡng trong các chất phù hợp và giúp trẻ duy trì sức khỏe tối ưu nhất. Đặc biệt, mỗi bữa ăn đều chứa đủ 4 dưỡng chất thiết yếu: chất béo, carbohydrate, protein, vitamin và khoáng chất với tỷ lệ cân đối. Bố mẹ có thể tham khảo những gợi ý dưới đây để xây dựng thực đơn cho trẻ mẫu giáo đủ 4 dưỡng chất thiết yếu.

  • Các thực phẩm chứa giàu chất đạm: Trứng, thịt gà, thịt heo, thịt bò, cá, sữa, chuối, khoai lang, các loại hạt, súp lơ xanh, đậu phụ,…
  • Các thực phẩm giàu đường bột: Ngũ cốc, cơm,khoai lang, khoai sắn, mía, bánh mì,…
  • Những thực phẩm chứa các chất béo bão hòa Omega 3, Omega 6, Omega 9: Cá hồi, cá trích, hàu, hạt óc chó, hạt điều, hạt hạnh nhân, hạt lanh, rau chân vịt, dầu mè, dầu đậu nành,…
  • Thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất: Nhóm chất đa phần có nhiều trong trái cây, rau xanh và các loại hạt như cam, táo, lê, kiwi, việt quất, ớt chuông, cải xoăn, cải bó xôi,…

Trẻ mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi cần phải có ba bữa ăn chính: Bữa sáng, bữa trưa và bữa tối. Hơn nữa, bố mẹ nên xen kẽ các bữa ăn nhẹ giữa các bữa ăn chính để đảm bảo trẻ có đủ chất dinh dưỡng và năng lượng để hoạt động suốt cả ngày.

Trẻ trong độ tuổi mầm non cần bổ sung các nhóm dinh dưỡng nào
Để có một bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng, quý phụ huynh cần chú ý bổ sung các nhóm chất cần thiết cho bé

Bố mẹ nên bổ sung các bữa ăn chính với các thành phần như chất đạm, tinh bột, chất béo và các loại rau xanh. Ở bữa ăn nhẹ, các bé nên được cho ăn sữa chua, trái cây. Ngoài ra, bé nên uống khoảng 350-500ml sữa tươi mỗi ngày.

Nếu các bé mắc bệnh biếng ăn hoặc có vấn đề về tiêu hóa, bố mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng các sản phẩm dinh dưỡng hỗ trợ tiêu hóa như men vi sinh, men vi sinh dạng hạt hoặc siro. Những khẩu phần dinh dưỡng mầm non đó có thể giúp hệ tiêu hóa của bé khỏe mạnh hơn.

3. Mục đích và lợi ích của việc giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mầm non

Mục đích chính của chế độ dinh dưỡng cho trẻ mầm non là phải đảm bảo các bé có sức khỏe tốt và phát triển toàn diện về mọi mặt. Đặc biệt ở trong giai đoạn phát triển quan trọng nhất của cuộc đời.

3.1 Giúp trẻ phát triển toàn diện về trí tuệ và thể chất

Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ sự phát triển toàn diện về chiều cao và cân nặng của trẻ. Đặc biệt, trước và trong giai đoạn dậy thì, trẻ cần được hấp thụ các chất dinh dưỡng và ngủ đủ giấc một cách khoa học để duy trì thể chất và phát triển tối đa. Đồng thời giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh còi xương, béo phì,… 

Giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mầm non cung cấp cho trẻ kiến thức về các nhóm thực phẩm và tác dụng của chúng đối với sức khỏe. Từ đó, trẻ sẽ có ý thức chủ động hơn trong việc ăn uống và hình thành thói quen ăn uống lành mạnh.

Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ sự phát triển toàn diện
Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ sự phát triển toàn diện

3.2 Phát triển kỹ năng tự phục vụ 

Giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mầm non là cơ sở để trẻ phát triển kỹ năng tự lập. Trẻ sẽ học cách ăn uống, bao gồm cách dùng đũa, thìa, rót nước, chọn thức ăn và dọn dẹp bàn sau bữa ăn. Khuyến khích bố mẹ rèn luyện cho trẻ tính độc lập và tự chủ trong việc quản lý thói quen ăn uống.

Giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mầm non là cơ sở để trẻ phát triển kỹ năng tự lập

3.3 Nhận thức về tầm quan trọng của dinh dưỡng

Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp các chất cần thiết cho sự phát triển trí não của trẻ. Giáo dục dinh dưỡng không chỉ mang lại lợi ích trước mắt mà còn mang lại tính hiệu quả lâu dài. 

Trong giai đoạn não bộ phát triển phải cần một lượng dinh dưỡng đáng kể. Các chất như chất béo, protein, vitamin và khoáng chất đóng vai trò trong việc hỗ trợ phát triển về trí nhớ và tư duy logic. Từ đó, trẻ sẽ biết thêm về giá trị của thực phẩm để duy trì được lối sống lành mạnh.

3.4 Nhận thức về an toàn vệ sinh thực phẩm

Bố mẹ và giáo viên có thể giúp trẻ bắt đầu có nhận thức về an toàn thực phẩm. Bằng cách tạo thói quen đơn giản như rửa tay trước khi ăn, tránh ăn thực phẩm cũ có dấu hiệu ôi thiu và thức ăn lề đường,… 

Ngoài ra, giáo dục dinh dưỡng giúp trẻ hiểu lý do tại sao trẻ cần phải hạn chế tiêu thụ nhiều đồ chiên rán, thức ăn nhanh,… Đây là bước cơ bản giúp trẻ có ý thức giữ gìn vệ sinh thực phẩm và chủ động hơn trong việc bảo vệ sức khỏe của chính mình.

3.5 Xây dựng thái độ tích cực đối với thức ăn cho trẻ

Giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mầm non từ sớm sẽ tạo cơ hội cho trẻ được thưởng thức hoặc khám phá các món ăn. Đồng thời giúp trẻ có niềm yêu thích ăn uống và thái độ tích cực với món ăn. 

Bố mẹ có thể cùng con đi chợ và chuẩn bị bữa ăn đa dạng để giúp trẻ hiểu rõ hơn về vai trò của từng loại thực phẩm. Bởi giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mầm non không chỉ chú trọng cung cấp chất dinh dưỡng mà còn dạy ý thức, thái độ tích cực về ăn uống, xây dựng nền tảng lối sống lành mạnh cho trẻ sau này.

Giáo dục dinh dưỡng giúp trẻ mầm non yêu thích ăn uống
Giáo dục dinh dưỡng giúp trẻ có niềm yêu thích ăn uống và thái độ tích cực với món ăn

4. Nguyên tắc khi áp dụng phương pháp giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mầm non

Câu chuyện giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mầm non có tác động rất lớn tới thói quen ăn uống sau này. Cũng như về tất cả các khía cạnh của sự phát triển của trẻ. Vì thế, phụ huynh và giáo viên có thể xây dựng phương pháp giáo dục cho trẻ thông qua tháp dinh dưỡng mầm non. Và để áp dụng hiệu quả phương pháp này, bạn cần phải tuân thủ những nguyên tắc sau:

  • Chế độ ăn hàng ngày của trẻ cần phải cung cấp đầy đủ năng lượng. Giúp trẻ có đủ sức để tham gia các hoạt động từ sinh hoạt, học tập đến giải trí. Ngoài ra, bố mẹ nên cung cấp cân đối các chất cơ bản như: protein, carbohydrate, vitamin, lipid, chất xơ và khoáng chất.
  • Bữa ăn hàng ngày nên đa dạng để kích thích sự thèm ăn của trẻ. Để trẻ ăn được nhiều món ngon hơn.
  • Điều rất quan trọng là tổ chức các bữa ăn theo sở thích của các bé. Bạn cũng nên lựa chọn thực phẩm theo mùa và đảm bảo thực phẩm tươi ngon nhất. Tập trung quan tâm vào giáo trình vệ sinh dinh dưỡng cho trẻ mầm non và vấn đề an toàn thực phẩm. Từ đó, bạn có thể bảo vệ những thiên thần nhỏ của mình một cách tốt nhất.
  • Bạn cần tìm hiểu những kiến ​​thức liên quan để có thể lựa chọn thực phẩm an toàn cho con mình. Bạn nên lựa chọn những thực phẩm tươi sạch, không chứa hóa chất hay chất bảo quản cho trẻ. Hệ tiêu hóa của trẻ ở giai đoạn này còn non nớt và nhạy cảm nên rất dễ bị tổn thương.

5. Các phương pháp giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mầm non tốt nhất hiện nay

Để có thể thực hiện giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mầm non hiệu quả nhất, các bậc phụ huynh có thể tuân theo các phương pháp sau.

5.1 Giáo dục dinh dưỡng bằng hình ảnh

Thay vì những lý thuyết khô khan thì bố mẹ có thể sử dụng những hình ảnh sinh động, đầy màu sắc sẽ dễ thu hút sự chú ý của trẻ. Vì vậy, khi dạy kiến ​​thức dinh dưỡng cho trẻ, giáo viên và phụ huynh có thể chuẩn bị trước một số hình ảnh về tháp dinh dưỡng hoặc các loại thực phẩm để trẻ dễ hình dung.

Sử dụng hình ảnh trong quá trình thực hiện phương pháp giáo dục dinh dưỡng
Sử dụng hình ảnh trong quá trình thực hiện phương pháp giáo dục dinh dưỡng

5.2 Giáo dục dinh dưỡng bằng âm thanh

Âm thanh là một phương pháp tuyệt vời để truyền tải thông tin đến các trẻ. Giáo dục dinh dưỡng bằng âm thanh bao gồm phát nhạc và các bài hát về dinh dưỡng mầm non. Điều này sẽ khiến trẻ hứng thú hơn trong việc tìm hiểu  và giá trị dinh dưỡng của thực phẩm.

5.3 Giáo dục dinh dưỡng thông qua các trò chơi

Tổ chức những trò chơi vui nhộn, yêu cầu áp dụng những kiến thức về dinh dưỡng mà các bé đã được học. Từ đó, các bé có thể củng cố lại những kiến ​​thức về dinh dưỡng. Vì vậy, giáo viên và bố mẹ đừng quên tổ chức và lồng ghép trò chơi vào các giờ học dinh dưỡng. Áp dụng cách đó sẽ tạo không khí hào hứng, vui vẻ hơn khi học tập.

yêu cầu áp dụng những kiến thức về dinh dưỡng
Tổ chức những trò chơi vui nhộn, lồng ghép những kiến thức về dinh dưỡng

5.4 Phương pháp giáo dục dinh dưỡng bằng ví dụ thực tế

Phương pháp này sử dụng một số trường hợp thực tế vì giúp trẻ hiểu rõ hơn về dinh dưỡng. Ví dụ như hướng dẫn trẻ cách lựa chọn thực phẩm, ăn uống lành mạnh để giúp cơ thể phát triển khỏe mạnh. Cụ thể hơn, bố mẹ có thể ngồi vào bàn ăn và cùng trò chuyện với con. Cho trẻ biết rằng ăn nhiều cà rốt rất tốt cho thị lực. Hoặc uống nhiều sữa có thể giúp trẻ cao nhanh hơn.

5.5 Tổ chức các tham gia hoạt động thực tiễn, ngoại khóa

Bố mẹ và thầy cô thường xuyên lồng ghép nội dung giáo dục dinh dưỡng, sức khỏe vào chế độ sinh hoạt hằng ngày của bé. Hãy cho bé tự làm một số việc nhỏ để tự phục vụ bữa ăn của mình: Tự bới cơm, tự chia đồ ăn, tự lấy thức ăn,… Các hoạt động thực tiễn này sẽ giúp trẻ được thực hành, rèn luyện kỹ năng tự lập và có hứng thú hơn trong các bữa ăn. 

Lồng ghép những kiến thức về dinh dưỡng trong sinh hoạt thường ngày
Lồng ghép những kiến thức về dinh dưỡng trong sinh hoạt thường ngày

5.6 Hợp tác với phụ huynh

Phương pháp đòi hỏi sự hợp tác cao, chặt chẽ giữa giáo viên và phụ huynh. Giáo viên cung cấp cho bố mẹ những thông tin hữu ích về giáo dục dinh dưỡng cho trẻ. Ví dụ: cung cấp biểu đồ khẩu phần dinh dưỡng cho trẻ mầm non. Bố mẹ có thể giúp các bé áp dụng kiến ​​thức này vào thói quen ăn uống hàng ngày.

6. Phụ huynh cần lưu ý gì khi giáo dục dinh dưỡng cho trẻ

Để có thể thực hiện giáo trình vệ sinh dinh dưỡng cho trẻ mầm non tốt nhất, phụ huynh cần nên lưu ý đến những điều sau:

  • Nội dung phù hợp với lứa tuổi và khả năng tiếp thu của trẻ: Đảm bảo thông điệp dinh dưỡng được truyền tải phù hợp với khả năng tiếp nhận và độ hiểu biết của trẻ mẫu giáo.
  • Phương pháp giảng dạy đa dạng, sinh động: Tận dụng các phương tiện giáo dục như trò chơi, tranh minh họa, hoạt động trải nghiệm để kích thích trí tò mò và sự tham gia tích cực của trẻ.
  • Hợp tác chặt chẽ với nhà trường và gia đình: Xây dựng môi trường hợp tác giữa nhà trường và gia đình để đảm bảo được tính bền vững và hiệu quả của hình thức giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mầm non.

7. Busy Bees Global Preschool – Chú trọng việc giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mầm non theo chuẩn quốc tế

Trường  Mầm non Quốc tế Busy Bees là ngôi trường dành cho học sinh mầm non. Busy Bees tự hào mang đến cho trẻ môi trường học tập hiện đại, tiên tiến, dựa trên nền tảng chương trình Mầm Non Bản Xứ của chính phủ Anh (UK National Curriculum – Key Stage).

Trường Mầm Non Quốc Tế Busy Bees luôn chú trọng giáo dục dinh dưỡng trẻ mầm non
Trường Mầm non Quốc tế Busy Bees luôn chú trọng giáo dục dinh dưỡng trẻ mầm non

Hướng đến sự phát triển toàn diện của trẻ, Trường Mầm non Quốc tế Busy Bees hiểu rõ chế độ dinh dưỡng lành mạnh và khoa học sẽ đóng vai trò thiết yếu trong quá trình giúp các em khỏe mạnh cả trí tuệ và thể chất. Do đó, thực đơn tại trường được thiết kế từ các chuyên gia dinh dưỡng có nhiều năm kinh nghiệm. Món ăn được thay đổi đa dạng theo ngày, phong phú từ món Á Âu tới các món chay, giúp trẻ không bị chán nản mỗi khi ăn.  Không những thế, Busy Bees còn rất nghiêm ngặt trong khâu tuyển chọn nguồn gốc thực phẩm, để tránh trường hợp gây kích ứng khi sử dụng.

Busy Bees tập trung phát triển giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mầm non
Busy Bees tập trung phát triển cả về thể chất lẫn dinh dưỡng cho bé

Quý phụ huynh có thể đặt lịch tham quan và tìm hiểu về chế độ dinh dưỡng, thực đơn hàng ngày tại Busy Bees Global Preschool. Thông tin liên hệ đặt lịch tham quan, quý phụ huynh có thể kết nối qua địa chỉ sau:

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Head office: 028 3535 6832
Tuyển sinh/ Tham quan: 085 331 3868 

Busy Bees Global Preschool – Quận 2, Thành phố Thủ Đức

  • Tòa nhà Feliz en Vista, Số 01 Phan Văn Đáng, P. Thạnh Mỹ Lợi, Thành phố Thủ Đức.

Busy Bees Global Preschool – Gò Vấp

  • Số 119 Nguyên Hồng, Phường 1, Quận Gò Vấp, Tp. Hồ Chí Minh.

Busy Bees Global Preschool – Cầu Giấy, Hà Nội.

  • Số 02 Nguyễn Thị Thập, Phường Trung Hoà, Quận Cầu Giấy.

Trên đây là những thông cơ bản cập nhật về phương pháp giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mầm non mà cha mẹ cần nắm. Trường Mầm Non Quốc tế Busy Bees mong rằng quý phụ huynh đã có thêm kiến thức giúp ích cho quá trình giáo dục dinh dưỡng cho các bạn nhỏ.


Xem thêm:

5/5 - (1 bình chọn)