Phương pháp giáo dục Montessori là một trong những phương pháp giảng dạy tốt nhất thế giới với những ưu điểm vượt trội so với phương pháp giảng dạy truyền thống. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh vẫn chưa hiểu rõ Montessori là phương pháp gì và lợi ích mà nó mang lại. Bài viết bên dưới đây sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý phụ huynh.
1. Phương pháp giáo dục Montessori là gì?
Nhiều phụ huynh đặt câu hỏi Montessori là gì, thì đây là phương pháp về triết lý giáo dục. Phương pháp giáo dục Montessori nhằm phát triển trí tuệ và tính tự chủ của trẻ, được đặt theo tên của bà Maria Montessori, một chuyên gia người Ý trong lĩnh vực triết học, nhân văn và giáo dục. Phương pháp Montessori tập trung vào sự phát triển toàn diện của trẻ, không chỉ học kiến thức mà còn rèn luyện kỹ năng sống và phát triển cá nhân. Đó là phương pháp giảng dạy giúp tạo môi trường học tập thân thiện, chuyên nghiệp và phát huy tiềm năng của trẻ.
Phương pháp Montessori phù hợp với trẻ từ 0-6 tuổi. Giai đoạn này được coi là “thời kỳ vàng” giúp phát triển tư duy, cảm xúc, giúp trẻ dễ dàng nhận thức, khám phá thế giới xung quanh. Điều này giúp trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt ngay từ khi còn nhỏ, trở nên độc lập, tự chủ, tự tin và hình thành các kỹ năng xã hội.
2. Lịch sử hình thành
Phương pháp giáo dục Montessori được phát triển bởi Tiến sĩ người Ý Maria Montessori (1870 – 1952). Sau khi tham gia khóa học giáo dục tại Đại học Rome và nghiên cứu các lý thuyết giáo dục trong 200 năm qua. Bà Montessori bắt đầu phát triển phương pháp và triết lý giáo dục của mình. Đó là phương pháp hiện đại giúp phát triển tiềm năng thiên bẩm của mỗi đứa trẻ trong môi trường giáo dục thân thiện, cởi mở và tôn trọng. Đồng thời, rèn luyện các kỹ năng mềm cần thiết như kỹ năng giao tiếp, ứng xử tình huống, độc lập và làm việc nhóm ngay từ khi còn nhỏ.
3. Đặc điểm đặc trưng nổi trội ở phương pháp giáo dục Montessori
Đặc trưng của phương pháp giáo dục Montessori là nhấn mạnh vai trò của tính độc lập, tự do (trong khuôn khổ có thể chấp nhận được) trong việc hình thành nhân cách của trẻ. Ngoài ra, phương pháp này rất tôn trọng sự phát triển tâm sinh lý tự nhiên của trẻ, kết hợp tính độc lập và tính kỷ luật của mỗi trẻ. Bên cạnh còn cung cấp cho trẻ những kiến thức đầy đủ về khoa học công nghệ và các kiến thức thực tiễn.
- Dạy theo tốc độ học tập của bé mà không cần ép buộc.
- Học đi đôi với hành
- Rèn luyện tính tự lập
- Không có phần thưởng hay hình phạt
4. Ưu điểm của phương pháp Montessori trong giáo dục mầm non
Phương pháp giáo dục Montessori, với phương châm “Học trẻ để dạy trẻ tốt hơn”, chứng minh cho các phụ huynh rằng đây là một phương pháp tiềm năng. Hỗ trợ trẻ phát triển tính độc lập và kỹ năng xã hội ngay từ khi còn nhỏ. Ngoài ra giúp trẻ có khả năng suy nghĩ, hành động độc lập, học các kiến thức về xã hội và thậm chí cả các công việc cá nhân hàng ngày. Trẻ em được giáo dục về tính nhân văn từ rất sớm và khám phá được tài năng của bản thân.
Phương pháp giáo dục Montessori cung cấp cho trẻ những kiến thức đa dạng và phong phú, giúp trẻ hoàn thiện các kỹ năng và tư duy logic.
- Cải thiện trí nhớ cho trẻ: Tự học là phương pháp hữu hiệu hỗ trợ kỹ năng tư duy và tăng cường trí nhớ. Bởi vì trẻ có trí nhớ tốt và có thể tự mình khám phá thế giới xung quanh.
- Nuôi dưỡng nhân cách tốt ở trẻ: Thông qua hoạt động theo phương pháp này, trẻ dần dần có được tính tự lập, ham học hỏi, xử lý tình huống.
5. Các mức độ phát triển của trẻ theo chương trình giáo dục Montessori
Phương pháp giáo dục Montessori đều sẽ có chương trình giảng dạy khác nhau để phù hợp với từng giai đoạn phát triển của trẻ. Dưới đây sẽ làm rõ hơn về mỗi giai đoạn sẽ có những đặc điểm như thế nào.
5.1 Giai đoạn đầu tiên (Mới sinh đến 6 tuổi)
Đây là giai đoạn từ sơ sinh đến khoảng 6 tuổi. Theo phương pháp giáo dục Montessori, trong giai đoạn này trẻ trải qua quá trình phát triển tâm sinh lý rõ rệt nhất. Đây là giai đoạn nhạy cảm của bé, bé thích học hỏi và khám phá thế giới xung quanh một cách rất tinh tế và hình thành tính độc lập.
Trí thông minh hấp thụ: Montessori mô tả hành vi học tập của trẻ thông qua sự kích thích từ môi trường, chẳng hạn như hình thành giác quan, ngôn ngữ, văn hóa và khái niệm, bằng thuật ngữ “trí tuệ lan tỏa”.
Bà Montessori quan sát thấy được sự nhạy cảm đặc biệt của trẻ đối với các kích thích trong môi trường của chúng. Vì thế nên môi trường lớp học của Montessori cũng được thiết kế và bố trí phù hợp với từng giai đoạn nhạy cảm mà trẻ thể hiện.
5.2 Giai đoạn thứ 2 (từ 6 đến 12 tuổi)
Trong giai đoạn này, Montessori quan sát những thay đổi về tâm sinh lý của trẻ để thiết kế môi trường học tập, giáo án phù hợp với tính cách mới của trẻ. Về mặt sinh lý, Montessori quan sát quá trình thay răng của trẻ và phát triển chiều cao của trẻ.
Về mặt tâm lý, Montessori nhận thấy sự xuất hiện của “khuynh hướng tập thể ”, tức là trẻ có xu hướng làm việc theo nhóm. Ngoài ra, trẻ còn có trí tưởng tượng và khả năng suy luận rất phong phú. Qua quan sát, Montessori tin rằng “công việc” và quá trình phát triển trong giai đoạn thứ hai này sẽ giúp trẻ dễ dàng học được tính tự lập, trí tuệ, tổ chức xã hội và đạo đức.
5.3 Giai đoạn thứ 3 – Giai đoạn thiếu niên (từ 12 đến 18 tuổi)
Phương pháp giáo dục Montessori cho rằng đây là thời điểm quan trọng vì sẽ xảy ra nhiều thay đổi sinh lý ở trẻ. Trẻ bước vào tuổi dậy thì, đa phần tâm lý thường không ổn định, gây ra nhiều vấn đề về khả năng tập trung và sáng tạo. Thay vào đó, trẻ em có được khả năng “Đánh giá và coi trọng phẩm hạnh cá nhân”. Montessori tin rằng giai đoạn thứ ba tượng trưng cho sự hình thành và phát triển của trẻ thành người lớn.
5.4 Giai đoạn thứ 4 – Giai đoạn trưởng thành (từ 18 đến 24 tuổi)
Phương pháp giáo dục Montessori không nghiên cứu nhiều về giai đoạn này. Bà tin rằng, đào tạo ngay từ giai đoạn đầu là điều kiện tiên quyết cho sự phát triển của trẻ. Vì sau khi trẻ được tiếp xúc với nền giáo dục văn hóa, khoa học ở trình độ cao, lúc đó sẽ mang lại những tác động và đóng góp nhất định cho xã hội tương lai. Phương pháp Montessori nhận ra rằng ở giai đoạn này mọi người có thể làm việc, kiếm tiền và độc lập về tài chính. Theo bà, không cần thiết phải giới hạn số năm học đại học vì việc học có thể là mục tiêu theo đuổi suốt cuộc đời của mỗi người.
6.5 lĩnh vực của phương pháp giáo dục Montessori
Phương pháp giáo dục Montessori sẽ có 5 lĩnh vực. Trong 5 lĩnh vực có đặc điểm và cấu trúc hoàn toàn khác nhau, bên dưới liệt kê những thông tin của từng 5 lĩnh vực phương pháp giáo dục Montessori.
6.1 Phát triển giác quan
Theo tiêu chuẩn phương pháp giáo dục Montessori, việc phát triển năm giác quan, bao gồm các giáo cụ giúp trẻ nhỏ phân biệt được to-nhỏ, cao-thấp, dài-ngắn, rộng-hẹp. Các giáo cụ giúp trẻ phân được các hình dạng, màu sắc bằng trực giác và xúc giác, các giáo cụ phân biệt mùi vị, âm thanh, những giáo cụ lắp ghép trí tuệ. Nhờ những phương pháp và đội ngũ nghiên cứu mang lại hiệu quả vô cùng lớn sự tiếp thu của trẻ.
6.2 Ngôn ngữ
Một trong những điều quan trọng nhất trong 5 lĩnh vực phương pháp giáo dục Montessori là sự phát triển ngôn ngữ. Trong lớp học của phương pháp Montessori được thiết kế từ đơn giản đến phức tạp để trẻ có thể học cách cầm bút, tạo nét bút và sau đó là học viết. Bảng chữ cái cắt ghép hay số âm giúp trẻ ghi nhớ và tăng vốn từ vựng một cách tự nhiên mà không cảm thấy áp lực.
6.3 Toán học
Các công cụ toán học từ số lượng đồ vật 3D đến các con số trừu tượng mang đến cho trẻ sự hiểu biết cơ bản và vững chắc về toán học. Với tài liệu giảng dạy về hạt và màu sắc tượng trưng cho con số, phép tính thì trẻ phải nắm vững khái niệm cơ bản thông qua sự hướng dẫn của giáo viên Montessori và các hoạt động cụ thể.
6.4 Văn hóa (Lịch sử, Địa lý, Khoa học, Nghệ thuật)
Trong lĩnh vực văn hóa của lớp học Montessori, có các góc dành cho địa lý, lịch sử, khoa học, âm nhạc giúp trẻ tham gia vào lĩnh vực “học thuật” một cách tự nhiên và dễ dàng ghi nhớ. Phương pháp giáo dục Montessori dựa trên nguyên tắc chung là giới thiệu cho trẻ những bài học từ đơn giản đến khó, từ đồ vật 3D đến các khái niệm trừu tượng, sử dụng các công cụ giảng dạy thực tế.
6.5 Thực hành cuộc sống
Bài tập kỹ năng sống là những nhiệm vụ đơn giản, dựa trên thực tế nhằm kích thích sự hứng thú trẻ trong việc giả làm người lớn hoặc sử dụng các công cụ thật của người lớn. Trẻ học từ những đồ vật quen thuộc và hoạt động đời thường, từ những việc đơn giản như mở mặc, gấp quần áo cho đến những việc khó như đánh giày, cắm hoa,…Thường đòi hỏi sự khéo léo, bao gồm sử dụng nĩa, kim khâu một cách an toàn và biết cách làm những công việc nhà đơn giản. Những kỹ năng này có thể giúp trẻ học cách yêu thiên nhiên, rèn luyện tính kiên nhẫn và làm việc có mục đích.
7. Nguyên tắc của phương pháp giảng dạy Montessori mầm non
Phương pháp giáo dục Montessori mầm non sẽ có một vài nguyên tắc cần được phụ huynh chú ý. Để biết những nguyên tắc của phương pháp này có những gì, mời quý phụ huynh tham khảo các thông tin dưới đây nhé.
7.1 Tôn trọng, không áp đặt trẻ
Phương pháp giáo dục Montessori có một nguyên tắc quan trọng: “Tôn trọng quyền tự do khi lựa chọn cách học của trẻ”. Trong lớp học Montessori, ưu tiên phát triển khả năng tập trung, cá tính, trẻ được tự do lựa chọn hoạt động yêu thích tùy theo tốc độ phát triển của mình. Vì vậy hãy đảm bảo an toàn cho trẻ tự do khám phá cả theo cách riêng của mình. Từ đó, trẻ tiếp thu một cách tự nhiên những điều mới mẻ, học cách tự lập và kích thích phát triển trí tuệ.
7.2 Học tập luôn đi kèm với thực hành
Cách tốt nhất để giúp trẻ áp dụng những gì đã học là cho trẻ tham gia vào các hoạt động thực tế. Trẻ em có xu hướng bắt chước các hoạt động mà chúng quan sát được. Vì vậy, phương pháp giáo dục Montessori là chỉ ra cách thực hiện nhiệm vụ và để trẻ tự học phương pháp dạy Montessori cho phép trẻ trải nghiệm các kỹ năng thực tế như rót nước, mặc quần áo, cất giày đúng chỗ, ăn uống lành mạnh và quan tâm đến môi trường. Ngoài ra, trẻ còn có những thói quen tốt trong cuộc sống, học cách đưa ra nhận xét tích cực và biết lắng nghe người khác.
7.3 Không làm ảnh hưởng đến sự tập trung của trẻ
Nếu thấy các bé đang chơi đùa với một món đồ chơi nào đó thì không nên can thiệp trừ khi có lý do cụ thể. Trẻ cần sự tập trung để tìm cách chơi và giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình chơi.
7.4 Môi trường thân thiện, không tồn tại phần thưởng hay trừng phạt
Trong quan niệm giáo dục truyền thống, phần thưởng thường được đưa ra để khuyến khích trẻ đạt được những thành tích nhất định. Khi trẻ mắc lỗi, người lớn hay la mắng hoặc trừng phạt trẻ. Tuy nhiên, phương pháp giáo dục Montessori không cho phép tồn tại hình thức khen thưởng, trừng phạt. Nếu trẻ làm điều gì sai, hãy chỉ cho chúng cách đúng hay động viên và ghi nhận những nỗ lực của trẻ thay vì khen thưởng hay. Không nên so sánh con bạn với những đứa trẻ khác vì mỗi đứa trẻ đều có tiềm năng phát triển đặc biệt.
7.5 Thiên nhiên truyền cảm hứng cho trẻ
Theo phương pháp giáo dục Montessori, thiên nhiên giúp trẻ cảm nhận thực tế. Có rất nhiều hoạt động học tập và phiêu lưu thú vị dành cho trẻ diễn ra ngoài trời, không khí trong lành thay vì trong lớp học hay trong nhà. Ở đó, trẻ luôn vui vẻ giúp trẻ học hỏi và khám phá những kiến thức mới.
7.6 Giáo viên, phụ huynh chỉ là người hỗ trợ, đồng hành cùng trẻ
Đối với phương pháp giáo dục Montessori, trẻ trở thành trung tâm của hoạt động học tập. Nhà trường và gia đình nên tập trung phát huy tiềm năng của trẻ. Giáo viên và phụ huynh chỉ cần khuyến khích trẻ chủ động thích nghi với môi trường xung quanh và tự học theo khả năng và sở thích của bản thân.
Người lớn nên cân bằng nguyên tắc không bỏ rơi trẻ nhưng cũng không nên trực tiếp cản trở việc học tập của trẻ. Phát huy tối đa khả năng phát triển bản thân của mỗi trẻ bằng cách quan sát hỗ trợ trẻ trong từng bài học.
8. So sánh phương pháp giáo dục Montessori và Steiner
ĐIỂM GIỐNG NHAU:
- Cả hai phương pháp đều kích thích sự sáng tạo và giúp cải thiện tiềm năng xã hội của trẻ.
- Trẻ em là trung tâm của phương pháp giáo dục. Khuyến khích sự sáng tạo, độc lập và tự chủ của mỗi đứa trẻ.
- Giáo viên và phụ huynh đóng vai trò là người hướng dẫn, chỉ giúp đỡ khi cần thiết và tôn trọng sự lựa chọn của trẻ.
- Người hướng dẫn trẻ phải có tính kiên nhẫn, bình tĩnh, chuẩn mực để làm gương cho trẻ.
- Gia đình, nhà trường và xã hội là những mắt xích không thể tách rời trong việc giáo dục trẻ em.
- Không thành tích, không thưởng phạt hay chỉ trích.
- Đánh giá khả năng của học sinh thông qua các hoạt động hàng ngày.
ĐIỂM KHÁC NHAU:
NỘI DUNG SO SÁNH | PHƯƠNG PHÁP STEINER | PHƯƠNG PHÁP MONTESSORI |
Mục tiêu | Giáo dục nhằm mục đích cân bằng việc học với sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ em. Hầu hết những gì trẻ học là những gì chúng cần và hiểu. | Thông qua việc nhấn mạnh vào tính thực tiễn và tài liệu giảng dạy chuyên biệt. Từ đó trẻ học cách nhận thức thế giới bên ngoài. |
Dụng cụ đồ chơi | Đồ chơi của trẻ là các món đồ có sẵn. Khuyến khích cho trẻ tự tạo đồ chơi theo ý thích rồi tự khám phá. | Các công cụ giáo dục rất đa dạng, trực quan và được liên kết với các bài học cụ thể. Giúp trẻ có thể vui chơi, học tập và trau dồi kỹ năng của mình. |
Môi trường | Môi trường học tập gắn liền với thiên nhiên và các hoạt động nghệ thuật sáng tạo. Giáo viên và trẻ cùng tham gia các hoạt động. | Tạo một môi trường thân thiện để trẻ có thể tự do phát triển. Giáo viên và phụ huynh chỉ đảm nhận vai trò chỉ dẫn khi cần thiết. |
Thế giới quanh trẻ | Giáo dục Steiner thúc đẩy sự sáng tạo của trẻ em. Vì vậy, lớp học thể hiện như một thế giới cổ tích. | Montessori mang đến cho trẻ một thế giới khoa học và thực tiễn. Để giúp trẻ học cách áp dụng vào thực tế. |
Kỹ năng | Thúc đẩy sự gắn kết cộng đồng. Trẻ rèn luyện bản thân bằng cách tham gia các hoạt động cùng giáo viên và bạn bè. | Trẻ em học tập như những cá nhân độc lập và thích nghi với xã hội. Trẻ học các kỹ năng để hòa nhập vào cộng đồng của mình. |
9. So sánh Phương pháp giáo dục Montessori và Reggio Emilia
ĐIỂM GIỐNG NHAU:
- Chủ nghĩa kiến tạo: Cả hai cách tiếp cận đều hướng đến sự phát triển toàn diện của trẻ thông qua sự tương tác với thế giới xung quanh.
- Theo sở thích: Cả hai phương pháp đều tuân theo nguyên tắc làm theo sở thích của trẻ. Hãy để trẻ tự do khám phá và học hỏi theo cách riêng của mình.
- Học tập đa giác quan: Trẻ học tập, tương tác và khám phá mọi thứ để kích thích đầy đủ năm giác quan của mình.
- Tôn trọng trẻ em: Cả hai phương pháp đều lấy trẻ em làm chủ thể trung tâm. Phải tôn trọng ý tưởng, suy nghĩ, cảm xúc và phong cách học tập của trẻ.
ĐIỂM KHÁC NHAU:
NỘI DUNG SO SÁNH | PHƯƠNG PHÁP REGGIO EMILIA | PHƯƠNG PHÁP MONTESSORI |
Mục tiêu | Cải thiện kỹ năng làm việc nhóm của trẻ. Nhấn mạnh những ý tưởng mới và sự sáng tạo trong kết quả. | Thúc đẩy sự độc lập, tự chủ của trẻ và giúp trẻ có được những kỹ năng toàn diện. |
Dụng cụ đồ chơi | Các công cụ tái chế tự nhiên giúp truyền cảm hứng sáng tạo cho trẻ em. | Các công cụ được thiết kế có sẵn và chuyên dụng cho từng lứa tuổi của trẻ. |
Phương pháp | Trẻ em được khuyến khích khám phá nhiều môi trường học tập mở. | Tập trung vào việc nâng cao tiềm năng của trẻ thông qua môi trường lớp học thân thiện. Cùng theo đó, tài liệu giáo dục chuyên biệt và đội ngũ giáo viên được đào tạo bài bản. |
Các tài liệu học tập | Tài liệu đa dạng, phong phú và sử dụng linh hoạt. | Tài liệu chuyên nghiệp được viết theo một thứ tự cụ thể. |
Vai trò của giáo viên | Giáo viên và phụ huynh quan sát từ xa, chỉ dẫn và giúp đỡ khi cần thiết. | Giáo viên là người trực tiếp cùng trẻ học tập và trải nghiệm. |
10. So sánh phương pháp giáo dục Montessori và Steam
ĐIỂM GIỐNG NHAU:
- Cả phương pháp Montessori và STEAM luôn chú trọng phát triển giác quan.
- Đều coi toán học là quan trọng và cần thiết.
- Cả hai phương pháp dạy Montessori và Steam đều áp dụng các công cụ giảng dạy như sách, nhạc, tranh ảnh vào quá trình học tập.
- Hai phương pháp này là sự kết hợp hài hòa giữa toán học và kiến thức khoa học xã hội.
ĐIỂM KHÁC NHAU:
NỘI DUNG SO SÁNH | PHƯƠNG PHÁP STEAM | PHƯƠNG PHÁP MONTESSORI |
Mục tiêu | Giúp trẻ phát triển khả năng cộng tác, giao tiếp và tư duy phản biện để xử lý vấn đề phức tạp trong xã hội . | Hỗ trợ trẻ em phát triển thành những người độc lập, có trách nhiệm và đóng góp cho xã hội. |
Vai trò của giáo viên | Trọng tâm là khuyến khích học sinh suy nghĩ sáng tạo và giải quyết vấn đề. | Tập trung vào việc giúp học sinh tự học và phát triển các kỹ năng tự quản l Tập trung vào việc giúp học sinh học tập một cách độc lập và kỹ năng quản lý thời gian. |
Phân nhóm tuổi | Không phân nhóm học sinh | Học sinh chia theo nhóm mầm non, 3 – 6 tuổi, 6 – 9 tuổi, 9 – 12 tuổi và 12 – 14 tuổi |
Trí tưởng tượng | Khuyến khích bằng cách thông qua các kỹ năng xử lý tình huống và giải quyết vấn đề. | Khuyến khích qua các quá trình luyện tập và những trải nghiệm thực tế. |
Công nghệ | Sử dụng vào giai đoạn này không được khuyến khích. | Sử dụng vào giai đoạn này không được khuyến khích. |
11. Lớp học Montessori và lớp học truyền thống khác nhau như thế nào?
Phương pháp giáo dục Montessori dạy nội dung tương tự như một lớp học truyền thông nhưng theo một cách hoàn toàn khác. Giáo viên Montessori hướng dẫn trẻ khám phá và chia sẻ kiến thức một cách tự nhiên. Trẻ tập trung và học tập tích cực, phát triển khả năng tự chủ và yêu thích học tập.
12. Giới thiệu trường Mầm non Quốc tế Busy Bees
Trường Mầm non Quốc tế Busy Bees có chương trình học, đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất được ví như “kiềng 3 chân” vững chắc, tạo nên nền tảng cho môi trường giáo dục hiện đại tại Busy Bees. Thừa hưởng trọn vẹn tinh hoa giáo dục từ 40 năm kinh nghiệm cùng môi trường học tập lành mạnh và phát triển vượt bậc của Anh Quốc, Busy Bees tự hào mang đến cho trẻ sự khởi đầu tốt nhất trong những năm tháng đầu đời.
Điểm khác biệt của Busy Bees chính là chương trình học được xây dựng dựa trên nền giáo dục tiên tiến UK National Curriculum (Key Stage), mang đến cho trẻ cơ hội tiếp cận nền giáo dục hiện đại và phát triển toàn diện. Busy Bees có hơn 100 dự án khoa học xã hội, với nền tảng học thuật dựa trên nền tảng chương trình Mầm Non Bản Xứ của chính phủ Anh (UK National Curriculum – Key Stage). Trẻ đến với Busy Bees Global Preschool đều được trải nghiệm việc học một cách đầy cảm hứng thông qua vui chơi – “play-based learning”.
Hệ thống các trường mầm non Quốc tế Busy Bees tại Việt Nam đều có tỷ lệ trẻ: giáo viên thấp. Vì vậy, mỗi trẻ đều được quan tâm chăm sóc, quan sát và giảng dạy sát sao theo cá tính riêng của mỗi bé. Trẻ vừa hòa nhập được với môi trường lớp học tập thể, vừa phát triển nhân cách toàn diện theo bản sắc, tính cách riêng của mỗi bé.
Quý phụ huynh có thể trực tiếp trải nghiệm phương pháp giáo dục và cơ sở vật chất của trường thông qua những kênh liên hệ như sau.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Head office: 028 3535 6832
Tuyển sinh/ Tham quan: 085 331 3868
Busy Bees Global Preschool – Quận 2, Thành phố Thủ Đức
- Tòa nhà Feliz en Vista, Số 01 Phan Văn Đáng, P. Thạnh Mỹ Lợi, Thành phố Thủ Đức.
Busy Bees Global Preschool – Gò Vấp
- Số 119 Nguyên Hồng, Phường 1, Quận Gò Vấp, Tp. Hồ Chí Minh.
Busy Bees Global Preschool – Cầu Giấy, Hà Nội.
Số 02 Nguyễn Thị Thập, Phường Trung Hoà, Quận Cầu Giấy.