9 cách dạy kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non hiệu quả nhất hiện nay

Thế giới ngày càng phát triển, đòi hỏi mỗi cá nhân cần trang bị cho mình những kỹ năng cần thiết để thích nghi và thành công. Trong đó, kỹ năng giao tiếp đóng vai trò vô cùng quan trọng, đặc biệt là đối với trẻ mầm non. Việc giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non từ sớm sẽ giúp các em tự tin hơn, dễ dàng hòa nhập với môi trường xung quanh và thích nghi với những thay đổi trong cuộc sống. Vậy làm thế nào để trau dồi kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non? Hãy cùng Busy Bees khám phá qua bài viết sau đây.

9 cách dạy kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non hiệu quả nhất hiện nay
9 cách dạy kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non hiệu quả nhất hiện nay

 1. Vai trò và lợi ích việc phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non

Ở giai đoạn đầu đời, khi vốn từ vựng còn hạn chế, trẻ thường sử dụng tiếng khóc để thể hiện cảm xúc và mong muốn của mình. Điều này đôi khi dẫn đến những hiểu lầm trong giao tiếp giữa trẻ và người lớn, khiến trẻ có những phản ứng dữ dội hơn. Việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp giúp trẻ có thể dễ dàng chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc và nhu cầu của mình với người khác, từ đó xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp.

Khi giao tiếp, trẻ cần sử dụng đa dạng các giác quan để lắng nghe, tiếp nhận thông tin từ người khác, đồng thời phản hồi, trao đổi bằng lời nói, ngôn ngữ cơ thể và biểu cảm khuôn mặt. Quá trình này đòi hỏi não bộ trẻ phải vận hành một cách linh hoạt, kích thích sự phát triển của các khu vực khác nhau, từ đó mang lại nhiều lợi ích to lớn cho trẻ như: phát triển tư duy, nâng cao trí nhớ, tăng cường sự tập trung, kích thích suy nghĩ linh hoạt,…

Bên cạnh đó, thông qua các cuộc trò chuyện trau dồi kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non, cụ thể giữa bố mẹ, thầy cô giúp nuôi dưỡng cảm xúc và tâm hồn của trẻ. Khi được lắng nghe và thấu hiểu, trẻ sẽ cảm thấy được yêu thương, tôn trọng và an toàn, từ đó học cách bày tỏ cảm xúc của mình một cách hiệu quả. Từ đó trẻ sẽ dần hình thành những giá trị đạo đức, nhân cách tốt đẹp.

Kỹ năng giao tiếp đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ. Mặc dù, thực trạng kỹ năng giao tiếp của trẻ mầm non hiện nay đang ngày càng được chú trọng nhưng vẫn còn tồn tại nhiều góc khuất cần quan tâm. Kỹ năng giao tiếp của trẻ mầm non phụ thuộc vào nhiều yếu tố như môi trường gia đình, trường học. Do đó, kỹ năng giao tiếp giữa các trẻ có sự chênh lệch khá lớn. Việc trẻ dành quá nhiều thời gian cho điện thoại, máy tính bảng khiến trẻ ít giao tiếp trực tiếp với người khác, ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp và phát triển ngôn ngữ.

Nhìn thấy vấn đề và mong muốn cải thiện tình trạng trên, Busy Bees đã tổng hợp các phương pháp nhằm giúp bố mẹ có thể áp dụng khơi gợi khả năng giao tiếp trong trẻ, từ đó giúp các em trở thành một người giao tiếp tốt.

Vai trò và lợi ích việc phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non
Vai trò và lợi ích việc phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non

2. 9 Phương pháp dạy kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non tốt nhất hiện tại

Giao tiếp đóng vai trò vô cùng quan trọng cho sự phát triển toàn diện của trẻ mầm non. Nắm bắt được điều này, các phương pháp giáo dục kỹ năng giao tiếp với trẻ mầm non ngày càng được đa dạng hóa để đáp ứng nhu cầu của trẻ trong bối cảnh hiện đại. Dưới đây là 9 bí quyết vàng giúp bé mầm non giao tiếp hiệu quả:

2.1. Bố mẹ là tấm gương để trẻ noi theo

Ngay từ khi bắt đầu có nhận thức về thế giới xung quanh, trẻ thường quan sát và có những hành vi bắt chước người lớn, đặc biệt là bố mẹ. Cách bố mẹ giao tiếp, ứng xử với người khác sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cách trẻ giao tiếp. Nếu bố mẹ thường xuyên sử dụng ngôn ngữ tích cực, lịch sự, tôn trọng và biết cách lắng nghe, trẻ sẽ học theo những hành vi này và phát triển kỹ năng giao tiếp hiệu quả. Qua những cuộc trò chuyện, trẻ không chỉ học cách sử dụng ngôn ngữ, thể hiện bản thân mà còn được nuôi dưỡng tâm hồn và trí tuệ.

Bố mẹ là tấm gương sáng để trẻ noi theo
Bố mẹ là tấm gương sáng để trẻ noi theo

2.2. Dành thời gian để trò chuyện với bé nhiều hơn

Dành thời gian trò chuyện cùng con là một trong những cách đơn giản mà mang lại hiệu quả cao để vừa phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non vừa gắn kết gia đình.

Bố mẹ có thể trò chuyện cùng con ở bất cứ lúc nào, từ bữa ăn gia đình ấm cúng, lúc tắm rửa thư giãn cho đến trước giờ ngủ yên bình. Khi đó, bố mẹ có thể mở rộng cuộc trò chuyện bằng cách tạo ra nhiều chủ đề. Đây cũng là một cách tuyệt vời để giúp trẻ bổ sung vốn từ vựng. Bố mẹ có thể chọn một chủ đề cụ thể, sau đó cùng con thảo luận, tìm hiểu và chia sẻ những điều thú vị về chủ đề đó.

Dành thời gian để trò chuyện với bé nhiều hơn
Dành thời gian để trò chuyện với bé nhiều hơn

2.3. Xây dựng môi trường giao tiếp lành mạnh cho trẻ

Để có thể phát triển tốt kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non, điều kiện tiên quyết là tạo môi trường giao tiếp lành mạnh, phù hợp với độ tuổi của trẻ. Ở môi trường giao tiếp lành mạnh, trẻ sẽ được khuyến khích để sử dụng ngôn ngữ hiệu quả, thể hiện bản thân một cách tự tin, giao tiếp cởi mở và hòa đồng với mọi người,…

Nếu môi trường giao tiếp tiêu cực, trẻ có thể bị ảnh hưởng nặng nề, thường xuyên bực bội, la mắng, chê bai, từ đó kìm hãm sự phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non. Khi trẻ không được lắng nghe, ý kiến không được tôn trọng, trẻ sẽ dần thu mình, tự ti và rụt rè trong giao tiếp.

Bên cạnh gia đình và nhà trường, môi trường xung quanh cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non. Do đó, bố mẹ cần cho trẻ tiếp xúc với những người thân quen, những người có tính cách ôn hòa, lịch sự và biết cách giao tiếp hiệu quả.

Xây dựng môi trường giao tiếp lành mạnh cho trẻ
Xây dựng môi trường giao tiếp lành mạnh cho trẻ

2.4. Khuyến khích con trình bày quan điểm của bản thân

Ba năm đầu đời là giai đoạn vàng để phát triển não bộ của trẻ, đặc biệt là khả năng ngôn ngữ. Để con phát triển tốt kỹ năng giao tiếp trong giai đoạn này, bố mẹ đóng vai trò quan trọng trong việc kích thích tư duy và khuyến khích trẻ chia sẻ.

Hãy bắt đầu bằng những câu hỏi đơn giản, ngắn gọn, phù hợp với lứa tuổi để thu hút sự chú ý của trẻ. Sau đó, dần dần mở rộng sang những câu hỏi mang tính chia sẻ, khuyến khích trẻ bày tỏ suy nghĩ và cảm xúc của mình. Bằng cách này, trẻ sẽ cảm thấy được tin tưởng và sẵn sàng chia sẻ nhiều hơn với bố mẹ.

Khuyến khích con trình bày quan điểm của bản thân
Khuyến khích con trình bày quan điểm của bản thân

2.5. Luôn tôn trọng lắng nghe ý kiến của trẻ

Lắng nghe cũng là một loại kỹ năng quan trọng của kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non. Lắng nghe không chỉ đơn thuần là “nghe” và “hiểu” thông tin, mà còn là thể hiện sự quan tâm, đồng cảm và thấu hiểu.

Để trẻ có thể tự tin giao tiếp và biết lắng nghe người khác, điều đầu tiên và quan trọng nhất là bố mẹ cần thể hiện sự lắng nghe và tôn trọng ý kiến của con. Ngay cả những quan điểm của trẻ mà bố mẹ không đồng ý, hãy tôn trọng quan điểm, cảm xúc của con, và giải thích cho trẻ hiểu rõ nguyên nhân, tránh áp đặt suy nghĩ của bạn lên con.

Trẻ em, đặc biệt là những đứa trẻ với tâm hồn nhạy cảm, rất tinh tế và có khả năng nhận thức về sở thích và nhu cầu của bản thân. Do đó, thay vì bố mẹ tự quyết định, hãy tập thói quen hỏi ý kiến con trước dù là những việc nhỏ nhất.

Luôn tôn trọng lắng nghe ý kiến của trẻ
Luôn tôn trọng lắng nghe ý kiến của trẻ

2.6. Kể chuyện, đọc sách, đọc thơ cho con nghe thường xuyên

Các áng văn thơ hay truyện tranh đều là nơi lưu giữ những tinh hoa ngôn ngữ, được chắt lọc, trau chuốt kỹ lưỡng, mang đến cho người đọc những giá trị tinh thần to lớn.

Khi đọc thơ văn, trẻ được tiếp xúc với vô số từ ngữ mới, giúp mở rộng vốn từ vựng và nâng cao khả năng sử dụng ngôn ngữ một cách linh hoạt, sinh động. Bên cạnh đó, qua những câu chuyện, bài học trong thơ văn, trẻ học được cách cư xử đúng mức khi giao tiếp, biết yêu thương, chia sẻ và rèn luyện những phẩm chất đạo đức tốt đẹp.

Kể chuyện, đọc sách, đọc thơ cho con nghe thường xuyên
Kể chuyện, đọc sách, đọc thơ cho con nghe thường xuyên

2.7. Dạy trẻ kỹ năng giao tiếp thông qua các trò chơi

Ở độ tuổi mầm non, trẻ sở hữu một trí tưởng tượng phong phú và tinh thần ham học hỏi cao, đặc biệt là qua các trò vui chơi. Nhận thức được điều này, việc ứng dụng các trò chơi vào giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non sẽ mang lại hiệu quả vượt trội.

Hãy tạo ra những trò chơi dân gian, đóng kịch, kể chuyện,… các hoạt động này giúp trẻ được tiếp xúc những tình huống thực tế để có thể vận dụng ứng biến, rèn luyện khả năng ngôn ngữ, biểu bảo và tự tin hơn trước đám đông.

Dạy trẻ kỹ năng giao tiếp thông qua các trò chơi
Dạy trẻ kỹ năng giao tiếp thông qua các trò chơi

2.8. Dùng ngôn ngữ cơ giúp trẻ mầm non phát triển kỹ năng giao tiếp

Giao tiếp hiệu quả không chỉ phụ thuộc vào lời nói mà còn ẩn chứa trong những cử chỉ, biểu cảm tinh tế của cơ thể. “Ngôn ngữ cơ thể” hay còn gọi là “body language” chính là chìa khóa giúp bạn truyền tải thông điệp một cách sinh động, tạo ấn tượng và mang lại hiệu quả giao tiếp tốt hơn.

Theo Tiến sĩ Ross Buck, giáo sư khoa học giao tiếp và tâm lý học tại Đại học Connecticut, “Ngôn ngữ cơ thể đại diện cho một sự giao tiếp riêng biệt ngoài lời nói”. Những cử chỉ tinh tế như ánh mắt, biểu cảm khuôn mặt, tư thế cơ thể, cử chỉ tay chân… đều có thể truyền tải thông tin một cách sinh động và hiệu quả, thậm chí còn có sức mạnh thuyết phục hơn cả lời nói.

Dùng ngôn ngữ cơ giúp trẻ mầm non phát triển kỹ năng giao tiếp
Dùng ngôn ngữ cơ giúp trẻ mầm non phát triển kỹ năng giao tiếp

2.9. Cho bé tham gia các hoạt động vui chơi tập thể ngoài trời

Vui chơi ngoài trời chính là môi trường lý tưởng cho sự phát triển toàn diện, trong đó bao gồm cả kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non. Tham gia các hoạt động vui chơi ngoài trời giúp trẻ tự tin giao tiếp, biết lắng nghe, chia sẻ và hòa nhập với mọi người. Thay vì bó hẹp trong không gian 4 bức tường, vui chơi ngoài trời giúp trẻ tiếp xúc với nhiều bạn bè, người lớn và môi trường xung quanh. Đây là cơ hội để trẻ mở rộng mối quan hệ, học cách giao tiếp với những người khác nhau.

Cho bé tham gia các hoạt động vui chơi tập thể ngoài trời
Cho bé tham gia các hoạt động vui chơi tập thể ngoài trời

3. Những nguyên tắc cơ bản về kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non hiệu quả nhất

Sau khi đã trang bị cho con vốn từ phong phú, kỹ năng ứng xử linh hoạt và khả năng giao tiếp hiệu quả, Busy Bees sẽ mang đến cho quý phụ huynh bộ nguyên tắc ứng xử trong giao tiếp dành riêng cho trẻ mầm non.

Như ông bà xưa đã răn dạy “Học ăn học nói – học gói – học mở”, những nguyên tắc này đóng vai trò nền tảng, giúp trẻ hình thành thói quen giao tiếp đúng mực, phù hợp với thuần phong mỹ tục và lễ nghĩa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

3.1. Khi giao tiếp với người lớn

Nguyên tắc đầu tiên trong ứng xử hướng dẫn trẻ cư xử đúng mực khi gặp người lớn. Sau đây là một số nguyên tắc cơ bản:

  • Chào hỏi khi gặp người lớn bằng lời nói và cử chỉ phù hợp, ví dụ như “Cháu chào ông/bà”, “Cháu chào cô/chú”, “Con chào anh/chị”.
  • Gọi tên người lớn một cách lịch sự, ví dụ như “Ông/bà ơi”, “Cô/chú ơi”, “Anh/chị ơi”.
  • Trả lời bắt đầu bằng “Dạ, thưa”
  • Lắng nghe người lớn nói chuyện một cách chăm chú, không ngắt lời.
  • Trả lời câu hỏi của người lớn một cách rõ ràng, rành mạch và lễ phép.

3.2. Kỹ năng giao tiếp bằng ánh mắt

“Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn”, câu nói này đã khẳng định sức mạnh to lớn của ánh mắt trong việc thể hiện cảm xúc và suy nghĩ của mỗi người. Giao tiếp bằng mắt không chỉ giúp tăng hiệu quả giao tiếp mà còn thể hiện sự tôn trọng đối với người đối diện.

Theo nghiên cứu, trẻ sơ sinh đã có khả năng thu hút sự chú ý của người lớn bằng ánh mắt. Khi giao tiếp, ánh mắt giúp chúng ta cảm nhận được sự chân thành, tự tin và sức thuyết phục của người nói. Do đó, ở độ tuổi mầm non trẻ nên được giải thích về ý nghĩa của ánh mắt khi giao tiếp và khuyến khích nhìn trẻ vào mắt người khác khi trò chuyện.

Kỹ năng giao tiếp bằng ánh mắt
Kỹ năng giao tiếp bằng ánh mắt

3.3. Cảm ơn/xin lỗi chân thành

Lời cảm ơn và xin lỗi tưởng chừng đơn giản nhưng đôi khi lại trở nên khó khăn nếu chúng ta không được rèn luyện thói quen sử dụng. Qua những lời nói này, trẻ thể hiện sự biết ơn, tôn trọng và trách nhiệm, đồng thời học cách giải quyết mâu thuẫn và trưởng thành hơn.

Nói lời cảm ơn: Hãy dạy trẻ nói lời cảm ơn khi  nhận được sự giúp đỡ, quà tặng, hay những điều tốt đẹp từ người khác. Ví dụ: “Cảm ơn ông/bà đã giúp cháu!”, “Con cảm ơn chú/cô đã cho con món quà này!”, “Em cảm ơn anh/chị đã chơi với em!”. Đồng thời khuyến khích con thể hiện lời cảm ơn bằng cả lời nói và cử chỉ, ví dụ như cúi đầu chào, mỉm cười,… để thể hiện sự chân thành hơn.

Nói lời xin lỗi: Khi mắc lỗi, hãy khuyến khích con biết nhận lỗi và xin lỗi một cách chân thành. Lời xin lỗi thể hiện sự hối hận, mong muốn sửa sai và trưởng thành hơn.  Ví dụ: “Cháu xin lỗi ông/bà ạ!”, “Con xin lỗi chú/cô ạ!”, “Em xin lỗi anh/chị ạ!”. Bố mẹ nên kiên nhẫn hướng dẫn con cách xin lỗi phù hợp, ví dụ như giải thích lý do mắc lỗi, hứa sẽ sửa sai,… để con học được cách chịu trách nhiệm cho hành động của mình.

3.4. Trả lời bằng câu hoàn chỉnh

Việc trả lời và đối đáp bằng câu hoàn chỉnh thể hiện sự tôn trọng người đối diện, đặc biệt đối với người lớn tuổi hơn. Điều này góp phần tạo nên cuộc trò chuyện lịch sự, văn minh.

Đối với người lớn tuổi, trẻ nên sử dụng “dạ, thưa” để thể hiện sự lễ phép của mình. Đây cũng là truyền thống văn hóa ứng xử tốt đẹp của người Việt Nam để xây dựng mối quan hệ tốt đẹp và nhận được thiện cảm từ người khác.

3.5. Tôn trọng cảm xúc, ý kiến của mọi người xung quanh

Trong bất kỳ cuộc giao tiếp nào, mỗi người đều có quyền có ý kiến và quan điểm riêng của mình. Trẻ cần hiểu và trân trọng ý kiến của người khác, ngay cả khi em không đồng ý và không nên cắt lời người khác khi nói. Bên cạnh đó, để không mất điểm khi giao tiếp, trẻ cần tránh đưa ra những phán xét, chỉ trích hoặc hạ thấp ý kiến của người khác. Bố mẹ cần thường xuyên trò chuyện cùng con và hướng dẫn con tìm cách hiểu quan điểm của người khác và giải thích quan điểm của mình một cách bình tĩnh và tôn trọng.

Tôn trọng ý kiến người khác khi giao tiếp
Tôn trọng ý kiến người khác khi giao tiếp

3.6. Đồng cảm

Đồng cảm là khả năng thấu hiểu và chia sẻ cảm xúc của người khác. Khi giao tiếp, chúng ta có thể tưởng tượng đặt mình vào hoàn cảnh của người nói, cảm nhận và cố gắng nhìn nhận vấn đề từ góc độ của người nói để có thể chia sẻ tốt hơn và hạn chế những mâu thuẫn khi chúng ta nhìn nhận vấn đề chủ quan từ một phía.

3.7. Kỹ năng đàm thoại

Để trở thành một người giao tiếp tốt, rèn luyện những kỹ năng đàm thoại tinh tế và sử dụng ngôn ngữ một cách thông minh là điều cần thiết. Trẻ cần rèn luyện thói quen tập trung chú ý vào người nói, duy trì giao tiếp bằng mắt, gật đầu và đặt câu hỏi để thể hiện sự quan tâm và thấu hiểu. Khi giao tiếp, cần chọn lựa ngôn ngữ phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp, đối tượng và mục đích của cuộc trò chuyện và tránh sử dụng những từ ngữ chuyên ngành hay địa phương mà người nghe không hiểu.

3.8. Thiết lập quy trình nghe và nói

Khi giao tiếp cần tránh việc nói liên tục, trẻ cần tạo cơ hội cho người khác chia sẻ quan điểm, lắng nghe ý kiến người khác và không nên ngắt lời hoặc phản ứng quá gay gắt. Thay vào đó, bố mẹ cần khuyến khích trẻ tư duy tìm điểm chung và cùng nhau giải quyết vấn đề.

3.9. Từ ngữ kính trọng

Từ xưa, ông cha ta đã đúc kết kinh nghiệm quý báo về nghệ thuật giao tiếp khi giao tiếp rằng: “Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói”, qua đó cho thấy tầm quan trọng của việc sử dụng từ ngữ . Lời nói tựa như con dao hai lưỡi, có thể vun đắp tình cảm, tạo dựng sự tôn trọng hay gây ra những hiểu lầm, mâu thuẫn. Hiểu được điều này, mỗi đứa trẻ cần trau dồi kỹ năng sử dụng từ ngữ sao cho phù hợp, thể hiện sự trân trọng và đề cao đối với người đối diện.

3.10. Tạm dừng đúng lúc

Trong hành trình giao tiếp, đôi khi chúng ta vội vàng muốn truyền tải thông điệp của mình mà quên đi rằng, “lắng nghe” và “tạm dừng” cũng là những yếu tố quan trọng không kém. Tạm dừng đúng lúc cho phép người nghe có thời gian để xử lý thông tin, suy ngẫm về những điều bạn đã nói và liên hệ với những kiến thức, kinh nghiệm của họ. Nhờ vậy, họ có thể tiếp thu thông tin một cách trọn vẹn và hiệu quả hơn.

3.11. Thực hành nói và nghe trong bối cảnh tự nhiên

Để nâng cao khả năng giao tiếp, bên cạnh việc rèn luyện kỹ năng đàm thoại và sử dụng ngôn ngữ, chúng ta cũng cần chú trọng đến việc thực hành nói và nghe trong bối cảnh tự nhiên. Việc giao tiếp thường xuyên giúp trẻ trở nên tự tin hơn khi nói chuyện với người khác, đặc biệt là trong những tình huống giao tiếp thực tế.

3.12. Nội tâm

Quá trình giao tiếp tốt là khi trẻ có thể điều khiển được nội tâm bên trong. Những người có thể quản lý nội tâm sẽ dễ dàng kiểm soát được suy nghĩ, hành vi, cảm xúc,.. và không để yếu tố xung quanh chi phối mục đích của cuộc trò chuyện.

3.13. Tương tác lần lượt

Khi mọi người nói chuyện cùng lúc, có thể dẫn đến hiểu lầm và mâu thuẫn. Tương tác lần lượt giúp đảm bảo rằng mọi người đều có cơ hội chia sẻ quan điểm của mình và tránh những hiểu lầm không đáng có. Khi mọi người lần lượt chia sẻ, cuộc trò chuyện trở nên có trật tự, logic và dễ theo dõi hơn. Điều này giúp mọi người tham gia vào cuộc trò chuyện một cách hiệu quả và đạt được mục tiêu giao tiếp.

4. Busy Bees luôn đặc biệt chú trọng giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non

Tại Busy Bees, chúng tôi hiểu rằng kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non là chìa khóa cho sự phát triển toàn diện và thành công sau này của trẻ. Do đó, chúng tôi chú trọng vào việc xây dựng nền tảng kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non vững chắc ngay từ những năm tháng đầu đời.

Trẻ được tiếp xúc với tiếng Anh 100% trong thời gian học tập cùng giáo viên bản ngữ giàu kinh nghiệm. Chương trình học theo tiêu chuẩn Anh Quốc giúp trẻ phát triển khả năng nghe, nói, đọc, viết tiếng Anh một cách tự nhiên và hiệu quả. Bên cạnh đó, nhà trường còn phối hợp với bậc phụ huynh để trẻ được rèn luyện kỹ năng giao tiếp tiếng Việt tại nhà. Sự kết hợp hài hòa giữa hai ngôn ngữ giúp trẻ tự tin sử dụng ngôn ngữ trong mọi tình huống.

Đội ngũ giáo viên tại Busy Bees được bố trí khoa học với tỷ lệ giáo viên – trẻ thấp. Nhờ vậy, giáo viên có thể quan tâm, theo dõi sát sao từng trẻ. Đội ngũ giáo viên luôn sẵn sàng lắng nghe cẩn thận, thấu hiểu nhu cầu và mong muốn của trẻ. Chúng tôi khuyến khích trẻ chia sẻ, thảo luận và cùng nhau giải quyết vấn đề.

Đội ngũ giáo viên tận tình khuyến khích trẻ trình bày suy nghĩ của mình
Đội ngũ giáo viên tận tình khuyến khích trẻ trình bày suy nghĩ của mình

Tại Busy Bees, trẻ được tham gia nhiều hoạt động vui chơi, học tập phong phú, lồng ghép các trải nghiệm văn hóa từ các quốc gia trên thế giới. Các sự kiện văn hóa địa phương và quốc tế như Tết Nguyên Đán, Tết Trung Thu, Giáng Sinh, Halloween… giúp trẻ tự tin giao tiếp, chia sẻ và kết bạn.

Busy Bees áp dụng phương pháp học tập thông qua vui chơi, biến việc học thành những trải nghiệm thú vị, đầy hứng khởi. Trẻ được tham gia hơn 100 dự án thực tế với đa dạng chủ đề, khuyến khích trẻ khám phá, sáng tạo. Các dự án được thiết kế để trẻ cùng nhau học hỏi, hợp tác và hoàn thành nhiệm vụ chung. Qua đó, trẻ rèn luyện khả năng giao tiếp, chia sẻ, lắng nghe và làm việc nhóm hiệu quả.

Bài viết đã chia sẻ 9 phương pháp giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non cùng bộ nguyên tắc ứng xử cơ bản dành cho trẻ. Nếu quý phụ huynh có nhu cầu trải nghiệm trực tiếp cơ sở vật chất và chương trình giảng dạy tại Busy Bees, có thể liên hệ để được hỗ trợ.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Head office: 028 3535 6832
Tuyển sinh/ Tham quan: 085 331 3868

Busy Bees Global Preschool – Quận 2, Thành phố Thủ Đức

  • Tòa nhà Feliz en Vista, Số 01 Phan Văn Đáng, P. Thạnh Mỹ Lợi, Thành phố Thủ Đức.

Busy Bees Global Preschool – Gò Vấp

  • Số 119 Nguyên Hồng, Phường 1, Quận Gò Vấp, Tp. Hồ Chí Minh.

Busy Bees Global Preschool – Cầu Giấy, Hà Nội.

  •  Số 02 Nguyễn Thị Thập, Phường Trung Hoà, Quận Cầu Giấy.