Trước khi bước vào thế giới rộng lớn, trẻ mầm non cần chuẩn bị cho mình hành trang thật kỹ càng để có thể đối mặt với mọi thử thách. Và kỹ năng xã hội chính “vũ khí bí mật” tiếp cho trẻ nguồn sức mạnh vô hạn để có thể dễ dàng chinh phục tương lai. Vì vậy, giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non là điều vô cùng cần thiết.
1. Kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non là gì?
Kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non là tập hợp những năng lực hay kỹ năng giúp trẻ có thể tương tác, giao tiếp và hợp tác tốt với người khác trong xã hội như bạn bè, thầy cô, chú bảo vệ, cô hàng xóm,… Các kỹ năng này đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ, giải quyết vấn đề, cũng như làm việc nhóm hiệu quả.
Các kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non giữ vai trò chủ chốt trong mọi khía cạnh của cuộc sống, từ công việc, mối quan hệ cá nhân đến hoạt động xã hội. Do đó, khi được trang bị hành trang tốt các kỹ năng, trẻ sẽ tự tin bước vào tương lai và gặt hái thành công.
2. Vì sao việc giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non lại rất quan trọng?
Kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non không phải là những kiến thức quá xa vời, mà thực tế chứng ẩn mình trong những hoạt động diễn ra hằng ngày, thông qua các cuộc trò chuyện, học tập và làm việc cùng bạn bè, thầy cô, gia đình. Thiếu đi sự giáo dục đúng cách, trẻ có thể chìm trong sự tự ti, nhút nhát, thu mình vào vòng tay an toàn của bố mẹ. Vì vậy, việc phát triển kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non là vô cùng thiết yếu.
Lợi ích của việc rèn luyện kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non:
- Tăng cường khả năng hòa nhập:
Kỹ năng xã hội tạo cơ sở để trẻ dễ dàng kết bạn, tham gia các hoạt động tập thể và tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp với mọi người. Khi đó, trẻ sẽ dễ dàng bắt chuyện và thoải mái khi giao tiếp với người lớn, thầy cô và bạn bè. - Phát triển khả năng giao tiếp:
Khi được rèn luyện các kỹ năng xã hội, trẻ sẽ dần hình thành khả năng biết lắng nghe và thấu hiểu người khác. Qua đó, trẻ có thể dễ dàng nói ra những điều bản thân muốn, những cảm xúc và suy nghĩ của bản thân một cách rõ ràng nhất. Bên cạnh đó, kỹ năng xã hội giúp phát triển kỹ năng giao tiếp rõ ràng nhất là khi có vấn đề phát sinh, trẻ có thể giải quyết mâu thuẫn một cách hòa bình và tôn trọng, thay vì bạo lực. - Rèn luyện khả năng hợp tác:
Việc cộng tác cùng người bạn đồng hành để hoàn thành tốt nhiệm vụ là điều quá đỗi quen thuộc trong các tiết học mầm non. Trẻ sẽ được hướng dẫn cách làm việc nhóm một cách hiệu quả. Từ đó trẻ biết chia sẻ, hỗ trợ các bạn lẫn nhau để hướng đến mục tiêu chung. Việc phát triển kỹ năng xã hội còn giúp nâng cao tinh thần đồng đội và cùng nhau xây dựng lớp học thân thiện, gắn kết. - Nâng cao khả năng giải quyết vấn đề:
Trẻ được hướng dẫn cách suy nghĩ logic, phân tích tình huống một cách khoa học và khách quan. Nhờ vậy, trẻ có thể hiểu rõ bản chất của vấn đề và tìm ra hướng giải quyết phù hợp. Bên cạnh đó, trẻ sẽ được rèn luyện khả năng thu thập, phân loại và đánh giá thông tin, giúp trẻ có cái nhìn toàn diện, tự tin hơn trong quyết định của mình. - Quản lý cảm xúc tốt hơn:
Trẻ mầm non thường gặp khó khăn trong việc diễn đạt suy nghĩ và cảm xúc của mình. Điều này dẫn đến việc trẻ gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm soát cảm xúc, dễ bộc phát những hành vi tiêu cực như la hét, khóc lóc, đánh bạn,…Kỹ năng xã hội giúp trẻ rèn luyện cách sử dụng ngôn ngữ phù hợp để thể hiện ý tưởng, nhu cầu và cảm xúc của mình một cách hiệu quả. Từ đó, trẻ học cách chia sẻ cảm xúc của mình với người khác một cách nhẹ nhàng và lành mạnh hơn. - Hình thành những giá trị đạo đức tốt đẹp:
Khi trẻ được rèn luyện kỹ năng xã hội hiệu quả, những giá trị tốt đẹp sẽ dần nảy nở trong tâm hồn trẻ như: tôn trọng, quan tâm và giúp đỡ người khác. Nhờ đó, trẻ sẽ trở thành một người có ích cho xã hội, biết yêu thương và chia sẻ với mọi người.
2. Top 14 các kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non
Kỹ năng xã hội đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành nên một đứa trẻ phát triển toàn diện. Khi trẻ được trang bị những kỹ năng này, trẻ sẽ có khả năng thích nghi tốt hơn với môi trường sống khi rời xa vòng tay bố mẹ, tự lập và trưởng thành hơn.
Dưới đây là 14 kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non mà trẻ cần được rèn luyện:
2.1. Kỹ năng hợp tác, làm việc nhóm
“Muốn đi nhanh thì đi một mình, muốn đi xa thì đi cùng nhau” – Câu nói này ẩn chứa bài học sâu sắc về tầm quan trọng của kỹ năng cộng tác và làm việc nhóm trong cuộc sống. Kỹ năng xã hội giúp trẻ hòa nhập với môi trường học tập, kết bạn và xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với bạn bè. Khi làm việc nhóm, trẻ có thể đưa ra những ý kiến, lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác, đồng thời truyền tải quan điểm của mình một cách rõ ràng và thuyết phục.
Khi làm việc nhóm, trẻ rèn luyện khả năng giải quyết mâu thuẫn, đưa ra giải pháp chung và cùng nhau hướng đến mục tiêu chung. Qua đó, trẻ rút ra những bài học kinh nghiệm từ đó tạo tiền đề phát triển tư duy lãnh đạo, học cách điều phối và dẫn dắt nhóm để đạt được mục tiêu chung.
2.2 Kỹ năng lắng nghe
Kỹ năng lắng nghe tưởng chừng đơn giản, nhưng lại là điều mà nhiều người, đặc biệt là những người có tính cách bảo thủ, thường thiếu hụt. Lắng nghe không chỉ là hành động đơn thuần nghe người khác nói, mà còn là một nghệ thuật giao tiếp cần thiết để học hỏi, chia sẻ cảm xúc và thấu hiểu nhau hơn.
Khi lắng nghe một cách chú tâm, trẻ có thể nắm bắt đầy đủ câu chuyện và tình huống, từ đó không bỏ lỡ thông tin quan trọng và dễ dàng kết nối các ý tưởng dẫn đến việc giao tiếp hiệu quả và tránh những hiểu lầm không đáng có.
Lắng nghe không chỉ là nghe đơn thuần, mà còn là sự quan tâm và thấu hiểu đối phương thể hiện qua ánh mắt, cử chỉ tán thành, không tán thành…Từ đó tạo cho đối phương cảm giác được tôn trọng, được lắng nghe. Điều này giúp cho cuộc trò chuyện, trao đổi được hiệu quả, là nền tảng để trẻ xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với mọi người trong tương lai.
2.3. Kỹ năng chia sẻ và giúp đỡ
Từ bao đời nay, ông bà ta đã đúc kết nên lối sống cao đẹp: “Lá lành đùm lá rách”. Nuôi dưỡng kỹ năng chia sẻ và giúp đỡ cho trẻ ngay từ nhỏ chính là gieo mầm cho một trái tim nhân hậu và một xã hội đầy ắp yêu thương.
Chia sẻ và giúp đỡ xuất phát từ sự đồng cảm, thấu hiểu và lòng nhân ái. Khi trẻ biết chia sẻ đồ ăn, món ngon mẹ nấu, hay giúp đỡ bạn bè trong học tập, các em sẽ cảm nhận được niềm vui và sự hạnh phúc lan tỏa. Hành động cho đi ấy không chỉ mang lại lợi ích cho người khác mà còn bồi đắp tâm hồn trẻ, giúp các em trưởng thành và trở thành những người có ích cho xã hội.
Để gieo mầm cho những phẩm chất tốt đẹp này, bố mẹ phải là tấm gương sáng cho con cái. Khi bố mẹ thường xuyên chia sẻ, giúp đỡ những người xung quanh, trẻ sẽ học hỏi và noi theo một cách tự nhiên. Bố mẹ hãy cho trẻ hiểu rằng, hạnh phúc không chỉ đến từ việc nhận mà còn xuất phát từ sự cho đi.
2.4. Kỹ năng giao tiếp ứng xử cho trẻ mầm non
Kỹ năng giao tiếp ứng xử là một yếu tố không thể thiếu trong bộ “các kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non”. Sở hữu kỹ năng ứng xử tốt giúp bạn ghi điểm trong mắt người khác, tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp và dễ dàng đạt được mục tiêu đề ra.
Trong xã hội hiện đại ngày nay, kỹ năng giao tiếp ứng xử đang ngày càng được đề cao, điều này thể hiện qua các cuộc thi hoa hậu luôn dành một phần quan trọng cho phần thi ứng xử, nhằm đánh giá khả năng ứng biến linh hoạt, giải quyết vấn đề một cách khôn khéo và xử lý những tình huống bất ngờ mà họ có thể gặp phải trong tương lai.
Do đó, khi được rèn luyện kỹ năng ứng xử, trẻ có thể tự tin vượt qua mọi thử thách, chướng ngại trong cuộc sống, tránh mắc bẫy xã hội và gặt hái thành công.
2.5. Kỹ năng tự thay quần áo cho trẻ mầm non
Khác với quan niệm xưa cho rằng trẻ em “như chồi non biếc”, cần được che chở và bao bọc mọi lúc mọi nơi, cha mẹ hiện đại ngày nay đề cao việc rèn luyện tính tự lập cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ. Kỹ năng thay quần áo chính là một ví dụ điển hình cho quá trình này.
Thay quần áo không chỉ đơn thuần là việc mặc và cởi đồ, mà còn bao gồm nhiều hành động nhỏ khác như cởi bỏ giày dép và cất đúng chỗ sau khi đi từ bên ngoài về, sắp xếp quần áo gọn gàng sau khi thay. Qua những hoạt động này, trẻ sẽ học được cách tự chăm sóc bản thân, hình thành thói quen ngăn nắp và rèn luyện tính tự giác, trách nhiệm.
2.6. Kỹ năng xã hội tôn trọng không gian cá nhân
Mỗi con người là một cá thể độc đáo với những suy nghĩ, cảm xúc và trải nghiệm riêng biệt, tạo nên một thế giới nội tâm vô cùng phong phú và đầy màu sắc. Để nuôi dưỡng và vun đắp cho thế giới nội tâm ấy, mỗi người cần có một không gian riêng tư như góc học tập yên tĩnh, góc tủ khóa chứa đầy những kỷ niệm đẹp hay căn phòng riêng ấm cúng để lắng nghe chính mình, để bộc bạch những tâm tư, tình cảm và suy tư thầm kín.
Tôn trọng không gian riêng tư không chỉ tôn trọng thế giới nội tâm của một ai đó mà còn thể hiện ở việc gõ cửa trước khi vào phòng hay không xâm phạm vào các vật dụng cá nhân của người khác. Mọi người sẽ cảm thấy thoải mái và an toàn khi biết rằng không gian riêng tư của họ được tôn trọng. Điều này giúp họ dễ dàng chia sẻ suy nghĩ và cảm xúc của mình với người khác hơn.
2.7. Kỹ năng dọn dẹp, xếp đồ ngăn nắp
Dọn dẹp đồ đạc là trách nhiệm của mỗi người. Khi trẻ được rèn luyện thói quen này, trẻ sẽ có ý thức trách nhiệm hơn với bản thân hơn. Quá trình dọn dẹp và sắp xếp đồ đạc giúp trẻ học cách tuân theo quy tắc, biết sắp xếp công việc hợp lý, từ đó hình thành tính kỷ luật và trật tự cho trẻ.
Khi mọi thứ được sắp xếp khoa học, trẻ sẽ dễ dàng tìm kiếm đồ đạc cần thiết mà không mất nhiều thời gian. Đặc biệt, khi đồ đạc được sắp xếp gọn gàng, trẻ sẽ có nhiều không gian để học tập và vui chơi thoải mái hơn. Môi trường sạch sẽ cũng giúp hạn chế nguy cơ tai nạn và lây lan vi khuẩn.
Bố mẹ có thể rèn luyện kỹ năng dọn dọn và sắp xếp ngăn nắp bằng cách hướng dẫn trẻ những việc đơn giản như cất dọn đồ chơi sau khi chơi xong, gấp quần áo sau khi giặt, hoặc bỏ rác vào thùng.
2.8. Kỹ năng chăm sóc bản thân
Dạy trẻ kỹ năng tự chăm sóc bản thân không chỉ giúp các con tự quản lý và chăm sóc cho bản thân mình, mà còn giúp trẻ thể hiện tình yêu thương và quan tâm đến những người xung quanh, như gia đình và bạn bè. Từ đó nuôi dưỡng lòng yêu thương trong trẻ.
Kỹ năng tự chăm sóc bản thân không chỉ giúp trẻ tự chủ và tự tin trong cuộc sống, mà còn góp phần quan trọng trong việc nuôi dưỡng lòng yêu thương trong trái tim trẻ thơ. Khi trẻ biết cách yêu thương bản thân, các con cũng sẽ học được cách yêu thương và quan tâm đến những người xung quanh, từ đó tạo nên một đứa trẻ sống tình cảm và giúp đỡ người khác.
2.9. Kỹ năng vượt qua trở ngại, khó khăn
“Đừng thấy sóng cả mà ngã tay chèo” – câu bài học đầy ý nghĩa tiếp thêm động lực cho trẻ trên hành trình chinh phục những thử thách trong cuộc sống. Kỹ năng vượt qua trở ngại khuyến khích các em dũng cảm bước ra khỏi vùng an toàn, thử sức với những điều mới mẻ, từ đó rèn luyện bản lĩnh đối mặt với thất bại và trưởng thành từng ngày.
2.10. Kỹ năng phòng tránh nguy hiểm
Môi trường sống hiện nay có nhiều nguy hiểm mà các em cần được trang bị những kỹ năng phòng tránh nguy hiểm để có thể bảo vệ bản thân an toàn. Việc giáo dục kỹ năng phòng tránh nguy hiểm cho trẻ là hết sức quan trọng giúp các em có kiến thức, hành động để ứng phó những tình huống khẩn cấp.
Khi biết cách nhận biết và phòng tránh nguy hiểm, trẻ sẽ giảm thiểu nguy cơ gặp tai nạn thương tích do các yếu tố như đồ vật sắc nhọn, hóa chất, lửa, nước sôi, ao hồ, cửa sổ mở, giao thông,…
Đối với những tình huống cấp bách như hỏa hoạn, tai nạn giao thông, bị lạc đường hay chấn thương,… gia đình và nhà trường nên thường xuyên tổ chức các buổi diễn tập cho thuần thục để trẻ có thể ghi nhớ ứng dụng kiến thức những kỹ năng vào trong thực tế và phản ứng nhanh khi tình huống cấp bách xảy ra.
2.11. Kỹ năng quản lý thời gian
Quản lý thời gian hiệu quả là điều kiện tiên quyết để trẻ học tập và làm việc một cách năng suất. Khi biết cách sắp xếp thời gian hợp lý, trẻ sẽ có thể hoàn thành tốt mọi công việc, học tập hiệu quả và dành thời gian cho những hoạt động khác trong cuộc sống.
Khi biết cách phân chia thời gian cho học tập và giải trí hợp lý, trẻ sẽ tập trung tốt hơn, tiếp thu kiến thức hiệu quả hơn và đạt kết quả cao trong học tập. Rèn luyện kỹ năng quản lý thời gian sẽ giúp trẻ hình thành thói quen tự giác, kỷ luật và trách nhiệm trong mọi việc.
Để rèn luyện kỹ năng quản lý thời gian từ bé, bố mẹ có thể bắt đầu từ việc cùng con lập một lịch trình cơ bản cho các hoạt động hàng ngày, bao gồm thời gian ngủ, ăn uống, chơi đùa và học tập. Lịch trình này nên linh hoạt và phù hợp với sở thích, nhu cầu của trẻ. Đừng quá ép buộc trẻ vào khuôn khổ, thay vào đó hãy tạo cảm giác thoải mái, luôn khuyến khích trẻ hoàn thành nhiệm vụ theo đúng thời gian được phân chia.
2.12. Kỹ năng tự chủ
Trước khi làm chủ một điều gì đó, trẻ phải học cách làm chủ chính mình. Tự chủ không chỉ đơn thuần là khả năng tự quyết định và chịu trách nhiệm cho hành động của bản thân mà còn là sự rèn luyện để trẻ trở nên bản lĩnh, tự tin và độc lập.
Kỹ năng tự chủ sẽ hỗ trợ rất nhiều trong kỹ năng quản lý thời gian. Khi mình nghiêm khắc với bản thân, trẻ sẽ tự chủ biết cách sắp xếp thời gian hợp lý, hoàn thành công việc đúng hạn và tuân thủ quy tắc.
Để trẻ phát triển kỹ năng tự chủ một cách hiệu quả, cha mẹ cần tạo điều kiện cho trẻ thể hiện cá tính riêng, đồng thời lắng nghe và tôn trọng quan điểm của con. Thay vì vội vàng hỗ trợ khi trẻ gặp khó khăn, hãy khuyến khích con tự tìm hướng giải quyết, từ đó rèn luyện sự bản lĩnh và khả năng tự lập.
2.13. Kỹ năng tự tin vào bản thân
Kỹ năng tự tin là một trong những kỹ năng được bố mẹ quan tâm nhiều nhất trong bộ kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non, đặc biệt là những đứa trẻ có tính nhút nhát. Kỹ năng tự tin giúp trẻ vượt qua nỗi sợ hãi và rụt rè, từ đó trở nên mạnh mẽ và bản lĩnh hơn.
Khi sở hữu kỹ năng này, trẻ sẽ không còn e dè trước những thử thách mới mẻ, từ đó khám phá và phát huy tối đa năng lực tiềm ẩn bên trong bản thân. Kỹ năng tự tin giúp trẻ dễ dàng kết bạn, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp và mở rộng mạng lưới giao tiếp. Từ đó, trẻ có thêm nhiều cơ hội học hỏi, phát triển và gặt hái thành công trong cuộc sống.
Bố mẹ hãy khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động tập thể như hát múa, vẽ tranh, chơi thể thao,… để trẻ có cơ hội giao lưu, kết bạn và thể hiện bản thân. Bên cạnh đó, bố mẹ hãy luôn khen ngợi và động viên khi trẻ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Điều này sẽ giúp trẻ có thêm động lực để tiếp tục rèn luyện kỹ năng tự tin.
2.14. Kỹ năng về tài chính
Là mảnh ghép quan trọng hoàn thiện bức tranh kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non, giáo dục sử dụng tiền bạc đóng vai trò không thể xem nhẹ. Nó giúp các em hình thành thói quen quản lý tài chính hiệu quả, biết trân trọng giá trị của đồng tiền và có trách nhiệm với những gì mình đang có.
Bố mẹ có thể cho con một khoản tiền tiêu vặt phù hợp với độ tuổi và dạy cho trẻ cách sử dụng tiền một cách thông minh. Bên cạnh đó, bố mẹ cũng nên khuyến khích trẻ tiết kiệm của mình bằng cách nuôi heo.
3. Cách phụ huynh có thể giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non ở nhà
Độ tuổi mầm non là giai đoạn vàng để bé hình thành và phát triển nhân cách, kỹ năng sống. Nắm bắt điều này, bố mẹ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non một cách hiệu quả.
Dưới đây là một số phương pháp hiệu quả mà cha mẹ có thể áp dụng tại nhà:
- Đọc sách cùng bé: Sách là nguồn tài nguyên kiến thức quý giá có thể bồi dưỡng kỹ năng xã hội cho trẻ. Những câu chuyện được chắt lọc kỹ lưỡng, truyền tải một cách dễ hiểu sẽ giúp trẻ tiếp thu bài học một cách tự nhiên và hiệu quả. Hơn nữa, việc đọc sách cùng bé còn giúp gắn kết tình cảm gia đình, tạo nên những khoảnh khắc ấm áp bên nhau.
- Xây dựng những thói quen tốt: Lặp đi lặp lại một hành động là cách hiệu quả để trẻ ghi nhớ và hình thành thói quen. Bố mẹ hãy kiên nhẫn hướng dẫn và tạo điều kiện cho bé thực hành những thói quen tốt mỗi ngày.
- Giải thích về tầm quan trọng của kỹ năng xã hội: Hãy dành thời gian trò chuyện với bé để giải thích về tầm quan trọng của các kỹ năng xã hội. Khi hiểu được lợi ích và ý nghĩa của việc rèn luyện bộ kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non, bé sẽ tự giác và hứng thú hơn trong quá trình học tập.
- Khuyến khích và dành lời khen cho bé: Lời khen ngợi và động viên chân thành từ cha mẹ là nguồn động lực to lớn giúp bé thêm tự tin và cố gắng hoàn thiện bản thân. Mỗi khi bé làm tốt, hãy dành cho bé những lời khen như “Con đã làm tốt lắm!”, “Con thật giỏi!” để khích lệ tinh thần bé.
- Cho trẻ trải nghiệm tình huống thực tế: Thay vì chỉ học lý thuyết suông, hãy cho bé tham gia vào các hoạt động thực tế để trải nghiệm và rèn luyện kỹ năng xã hội.
4. Busy Bees chú trọng rèn luyện kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non
Là thành viên trực thuộc hệ thống Busy Bees Group toàn cầu với hơn 40 năm kinh nghiệm vận hành giáo dục mầm non, Busy Bees Global Preschool tự hào là đơn vị tiên phong áp dụng chương trình Mầm Non Bản Xứ của chính phủ Anh (UK National Curriculum – Key Stage) – hệ thống giáo dục chuẩn mực và tiên tiến bậc nhất thế giới. Nhờ vậy, trẻ sẽ được thụ hưởng môi trường học tập hiện đại, phát triển toàn diện về trí tuệ, thể chất và tinh thần.
Theo nghiên cứu khoa học “Kỹ thuật đo lường sóng não Magnetoencephalography”, để phát triển toàn diện, trẻ cần được kích thích phát triển cả hai bán cầu não trái và não phải song song, bồi đắp chất xám tại thùy não trước trán. Hiểu được điều này, Busy Bees Global Preschool xây dựng chương trình giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, chú trọng phát triển 7 khía cạnh quan trọng, trong đó kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non là một trong những khía cạnh then chốt.
Một số hoạt động tiêu biểu tại Busy Bees:
- Summer Course 2024: Beyond Imagination – Học vạn điều hay! Khóa học hè mở ra cánh cửa khám phá thế giới đầy màu sắc, giúp trẻ phát triển tư duy sáng tạo, khả năng giải quyết vấn đề và kỹ năng ngôn ngữ.
- Workshop cuối tuần định kỳ: Trải nghiệm hóa thân thành những nhà thám hiểm nhí, khám phá khu rừng huyền bí, rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm, hợp tác và giải quyết vấn đề.
- Field trip tham quan dã ngoại, cắm trại: Hoạt động ngoài trời giúp trẻ hòa mình vào thiên nhiên, rèn luyện tính tự lập, khả năng thích nghi và kỹ năng giao tiếp.
- Chuỗi hoạt động BEE U DAY: chuỗi hoạt động mang lại cho các con những trải nghiệm văn hóa đa quốc gia trên toàn thế giới như Maze Day, Dot Day, Unicorn Day, Easter Day… Qua những hoạt động thú vị, môi trường học tập đa sắc màu, vui tươi sẽ khơi gợi hứng khởi bên trong của trẻ, từ đó trẻ trở nên tự tin hơn trong việc thể hiện bản thân và phát huy tốt các kỹ năng xã hội của mình.
Bài viết Top 14 kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non quan trọng cần thiết nhất hy vọng đã mang đến cho quý phụ huynh những thông tin hữu ích về tầm quan trọng và cách thức rèn luyện kỹ năng xã hội cho trẻ. Liên hệ ngay Busy Bees để tìm hiểu chi tiết hơn những kỹ năng xã hội mà các chú ong nhỏ đang theo học tại trường bố mẹ nhé!
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Head office: 028 3535 6832
Tuyển sinh/ Tham quan: 085 331 3868
Busy Bees Global Preschool – Quận 2, Thành phố Thủ Đức
- Tòa nhà Feliz en Vista, Số 01 Phan Văn Đáng, P. Thạnh Mỹ Lợi, Thành phố Thủ Đức.
Busy Bees Global Preschool – Gò Vấp
- Số 119 Nguyên Hồng, Phường 1, Quận Gò Vấp, Tp. Hồ Chí Minh.
Busy Bees Global Preschool – Cầu Giấy, Hà Nội.
Số 02 Nguyễn Thị Thập, Phường Trung Hoà, Quận Cầu Giấy.