Các bước rửa tay cho trẻ mầm non mới nhất đúng chuẩn theo Bộ Y tế

Vi khuẩn, virus luôn rình rập tấn công sức khỏe của bé yêu? Kỹ năng rửa tay cho trẻ mầm non đúng cách sẽ là “vũ khí bí mật” giúp bé khỏe mạnh và tự bảo vệ bản thân. Hãy cùng Busy Bees khám phá bí quyết rửa tay chuẩn cho trẻ mầm non theo hướng dẫn của Bộ Y tế để bảo vệ bé yêu khỏi tác nhân gây hại!

1. Tầm quan trọng kỹ năng rử a tay cho trẻ mầm non

Tầm quan trọng kỹ năng rửa tay cho trẻ mầm non
Tầm quan trọng kỹ năng rửa tay cho trẻ mầm non

Kỹ năng rửa tay tưởng chừng đơn giản nhưng lại đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe cho trẻ mầm non, đặc biệt trong bối cảnh môi trường ngày càng ô nhiễm.

Bức tranh môi trường ngày càng ảm đạm là điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn, virus, tác nhân gây bệnh phát triển mạnh mẽ. Chúng len lỏi khắp mọi nơi có mặt khắp nơi, bám trên bề mặt vật dụng, trong không khí, thậm chí bên trong con người và sẵn sàng tấn công sức khỏe bất cứ lúc nào.

Theo thống kê của tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cứ mỗi 20 giây trôi qua, một trẻ em trên thế giới thiệt mạng vì điều kiện vệ sinh kém.

Đặc biệt đáng lo ngại, CDC cho biết 80% bệnh truyền nhiễm có thể lây lan qua đường tay. Ở độ tuổi mầm non, khi trẻ còn hiếu động, nghịch ngợm, tiếp xúc nhiều đồ vật và chưa ý thức được tầm quan trọng của vệ sinh cá nhân, việc bảo vệ trẻ khỏi nguy cơ tiềm ẩn do vi khuẩn, virus là vô cùng cấp bách.

Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) đã chỉ ra rằng, việc vệ sinh tay thường xuyên bằng xà phòng có thể giảm đến 50% tỷ lệ trẻ mắc bệnh tiêu chảy – nguyên nhân gây tử vong thứ 2 ở trẻ dưới 5 tuổi.

Kỹ năng rửa tay ở trẻ mầm non là cách tốt nhất để ngăn chặn vi khuẩn, virus lây lan, sẽ giúp trẻ hình thành nên thói quen làm sạch đôi tay của mình sau khi đi ra ngoài về, sau khi chơi trò chơi và trước khi ăn uống. Từ đó loại bỏ những tác nhân bên ngoài, tối thiểu cơ hội xâm nhập của vi khuẩn, virus và bảo vệ trẻ tốt hơn.

Kỹ năng rửa tay ở trẻ mầm non là cách tốt nhất ngăn chặn vi khuẩn, virus 
Kỹ năng rửa tay ở trẻ mầm non là cách tốt nhất ngăn chặn vi khuẩn, virus

Đại dịch Covid-19 đã cho thấy tầm quan trọng của việc rửa tay trong việc phòng chống dịch bệnh. Nhờ sự tuyên truyền và tuân thủ các biện pháp phòng dịch, trong đó có việc rửa tay thường xuyên, chúng ta đã phần nào kiểm soát được đại dịch.

2. Dạy trẻ mầm non nên rử a tay sạch sẽ khi nào?

Theo các chuyên gia, vi khuẩn, virus có thể lây lan qua nhiều con đường, do đó, rèn luyện cho trẻ thói quen rửa tay đúng lúc, đúng cách là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe cho bé. Dưới đây là một số thời điểm thiết yếu mà trẻ cần rửa tay:

  • Trước khi ăn và khi chạm vào thức ăn (điển hình như lúc nấu ăn, bóc vỏ thức ăn,..)
  • Khi tay chạm vào chất bẩn, dọn dẹp, vệ sinh nhà ở
  • Sau khi đi vệ sinh
  • Sau khi đi chơi về
  • Sau khi chạm, ôm ấp và chơi đùa cùng thú cưng, vật nuôi
  • Sau khi ho, hắt hơi, sổ mũi
  • Sau mỗi lần chơi đồ chơi
  • Trước và sau khi đi thăm người ốm

3. Quy trình 6 bước rử a tay cho trẻ mầm non theo chuẩn của Bộ Y tế

Để việc rửa tay đạt hiệu quả tối ưu và bảo vệ bé yêu một cách tốt nhất, bố mẹ nên hướng dẫn bé thực hiện đúng kỹ năng rửa tay cho trẻ mầm non theo chuẩn Bộ Y tế, ưu tiên sử dụng xà phòng để loại bỏ vi khuẩn, virus hiệu quả hơn.

3.1. Vật dụng cần chuẩn bị

  • Vòi nước sạch có độ cao phù hợp với tầm với của bé
  • Xà phòng dạng sáp hoặc lỏng với thành phần lành tính cho da nhạy cảm của trẻ.
  • Khăn tay khô sạch hoặc giấy lau tay để bé lau tay sau khi rửa.

3.2. Quy trình thực hiện

Quy trình các bước rửa tay cho trẻ mầm non bao gồm 6 bước đơn giản như sau:

Bước 1: Mở vòi nước và làm ướt đều hai bàn tay. Lấy một lượng xà phòng vừa đủ vào lòng bàn tay, xoa đều theo chuyển động tròn để tạo bọt xà phòng.

Bước 1 - Cho xà phòng vào vào tay 
Bước 1 – Cho xà phòng vào vào tay

Bước 2: Dùng ngón tay và lòng bàn tay này cuốn và xoay lần lượt từng ngón của bàn tay kia và ngược lại.

Bước 2 - Dùng ngón tay và lòng bàn tay cuốn và xoay theo từng ngón
Bước 2 – Dùng ngón tay và lòng bàn tay cuốn và xoay theo từng ngón

Bước 3: Chà xát lòng bàn tay này lên mu bàn tay kia theo chuyển động chéo và lặp lại thao tác với bàn tay kia.

Bước 3 Chà xát lòng bàn tay này lên mu bàn tay
Bước 3 – Chà xát lòng bàn tay này lên mu bàn tay

Bước 4: Dùng đầu ngón tay của bàn tay này miết vào kẽ giữa các ngón tay của bàn tay kia và ngược lại, đảm bảo chà xát kỹ kẽ ngón tay.

Bước 4 Dùng đầu ngón tay của bàn tay này miết vào kẽ giữa các ngón tay
Bước 4 – Dùng đầu ngón tay của bàn tay này miết vào kẽ giữa các ngón tay

Bước 5: Chụm 5 đầu ngón tay của tay này vào lòng bàn tay kia và xoay tròn.

Bước 5 - Chụm 5 đầu ngón tay của tay này vào lòng bàn tay kia và xoay tròn.
Bước 5 – Chụm 5 đầu ngón tay của tay này vào lòng bàn tay kia và xoay tròn.

Bước 6: Xả tay dưới vòi nước chảy để loại bỏ hoàn toàn xà phòng. Dùng khăn sạch hoặc giấy lau tay để lau khô tay hoàn toàn.

Bước 6  Rửa sạch xà phòng và lau lại bằng khăn sạch 
Bước 6  Rửa sạch xà phòng và lau lại bằng khăn sạch

4. Các bước rử a tay cho trẻ mầm non bằng gel khô, dung dịch khử  khuẩn nhanh

Theo khuyến cáo của các chuyên gia, rửa tay bằng xà phòng và nước là cách tốt nhất để loại bỏ vi trùng, bảo vệ sức khỏe cho bé. Tuy nhiên, trong những trường hợp không có sẵn xà phòng và nước, nội dung hướng dẫn kỹ năng rửa tay cho trẻ mầm non khuyến cáo bố mẹ sử dụng gel khô hoặc dung dịch khử trùng tay chứa cồn có nồng độ ít nhất 60% để thay thế.

Các bước sử dụng: 
Cho một lượng gel khô hoặc dung dịch khử khuẩn vừa đủ phủ kín toàn bộ bàn tay của bé.

  • Xoa đều gel hoặc dung dịch khử khuẩn trên khắp bàn tay của bé trong ít nhất 20 giây.
  • Hướng dẫn rửa tay bằng gel khô và dung dịch khử khuẩn nhanh

Bố mẹ nên chuẩn bị mang theo dung dịch khử trùng tay cho bé trong cặp khi đi ra ngoài, dã ngoại,… để đảm bảo trẻ luôn có sẵn phương tiện vệ sinh tay mọi lúc mọi nơi.

5. Cách tạo thói quen rèn luyện kỹ năng rử a tay cho trẻ mầm non

Mọi kỹ năng đều được hình thành từ những hành động nhỏ lặp đi lặp lại mỗi ngày. Kỹ năng rửa tay cho trẻ mầm non cũng vậy. Để bé yêu ghi nhớ và biến việc rửa tay thành thói quen tự giác, bố mẹ cần kiên trì nhắc nhở, khuyến khích bé qua từng ngày.

Dưới đây là một số bí quyết giúp bố mẹ thành công trong việc rèn luyện thói quen rửa tay cho bé:

5.1. Làm gương cho bé

Trong giai đoạn đầu hình thành thói quen rửa tay, bé cần được hướng dẫn và hỗ trợ bởi cha mẹ để thực hiện đúng kỹ năng theo chuẩn của Bộ Y tế. Bố mẹ chính là tấm gương sáng cho bé, hãy kiên trì thực hiện xuyên suốt cho đến khi bé có thể tự tin rửa tay đúng cách mà không cần sự hướng dẫn và trợ giúp.

5.2. Kiên nhẫn với bé

Dành thời gian rửa tay cùng bé để tạo sự gắn kết và giúp bé học hỏi nhanh hơn. Giúp bé tự giác rửa tay mà không cần sự trợ giúp của người lớn.

5.3. Nhắc nhở trẻ thường xuyên

Trẻ nhỏ trong giai đoạn đầu chưa hình thành được thói quen và chưa nhận thức được đầy đủ tầm quan trọng của việc rửa tay. Do đó, các bé thường dễ quên và có những hành động như cho tay vào mắt, vào miệng khi bẩn, hoặc chạm vào thức ăn mà không rửa tay. Bố mẹ hãy luôn chú ý đến hành động của trẻ để kịp thời ngăn chặn và nhắc nhở trẻ rửa tay ngay khi đó.

5.4. Cho trẻ thấy những tác hại của việc không rửa tay thường xuyên

Bố mẹ hãy dành thời gian giải thích cho trẻ về lợi ích và tầm quan trọng của việc rửa tay. Hãy cho trẻ biết hậu quả nếu bị vi khuẩn hoặc virus tấn công trẻ có thể sẽ đối mặt với các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như tiêu chảy, tay chân miệng, cảm cúm,… Khi mắc bệnh, cơ thể sẽ vô cùng ốm yếu và mệt mỏi, con sẽ phải nghỉ học, không được gặp thầy cô và bạn bè trong thời gian dài. Việc con ốm yếu thường xuyên cũng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển lâu dài của mình.

5.5. Tạo hứng thú cho trẻ khi rửa tay

Trẻ em thường bị thu hút bởi những hoạt động vui nhộn. Thay vì biến việc rửa tay thành hành động nhàm chán, hãy biến nó thành “màn biểu diễn của những bong bóng” đầy thú vị để kích thích sự tò mò và khơi gợi hứng thú cho bé.

5.6. Khen ngợi khuyến khích trẻ

Khen ngợi và khuyến khích là những công cụ vô cùng hiệu quả để giúp trẻ tự giác hình thành thói quen tốt, đặc biệt là thói quen rửa tay đúng cách. Khi trẻ thực hiện đúng kỹ năng rửa tay theo hướng dẫn, bố mẹ hãy dành cho bé những lời khen ngợi chân thành và những hành động khích lệ để tạo động lực cho bé thực hiện đều đặn mỗi ngoài và đúng thời điểm theo khuyến cáo của chuyên gia.

6. Trường mầm non quốc tế Busy Bees – Luôn chú trọng những kỹ năng sống cần thiết nhất cho bé

Nền giáo dục hiện đại đề cao việc phát triển toàn diện cho trẻ, bao gồm kiến thức, kỹ năng, tinh thần và sức khỏe. Busy Bees Global Preschool, với phương châm “Lấy trẻ làm trọng tâm”, luôn chú trọng vào trải nghiệm học tập thực tế để giúp trẻ ghi nhớ kiến thức và rèn luyện kỹ năng một cách hiệu quả.

Busy Bees Global Preschool tự hào áp dụng chương trình Mầm non Bản Xứ của chính phủ Anh (UK National Curriculum – Key Stage), mang đến cho trẻ sự tiếp cận kiến thức và kỹ năng bài bản, khoa học, giúp trẻ ghi nhớ lâu dài. Tại Busy Bees, trẻ không chỉ học kiến thức mà còn được rèn luyện các kỹ năng sống thiết yếu như kỹ năng xã hội, giao tiếp, cảm xúc và ngôn ngữ. Đặc biệt, kỹ năng rửa tay cho trẻ mầm non – một trong những kỹ năng quan trọng nhất cho trẻ mầm non – được thầy cô theo dõi sát sao và nhắc nhở thường xuyên để bảo vệ sức khỏe cho trẻ.

Rèn luyện kỹ năng rửa tay cho trẻ mầm non tại Busy Bees
Rèn luyện kỹ năng rửa tay cho trẻ mầm non tại Busy Bees

Bố mẹ hoàn toàn có thể yên tâm khi gửi gắm con em mình tại Busy Bees. Với môi trường học tập an toàn, lành mạnh và đội ngũ giáo viên tận tâm, yêu thương, các bé sẽ được che chở và phát triển toàn diện cả về trí tuệ, tinh thần và thể chất.

Bài viết này sẽ hướng dẫn bố mẹ và trẻ 6 bước kỹ năng rửa tay cho trẻ mầm non theo khuyến cáo của Bộ Y tế. Việc rèn luyện thói quen rửa tay đúng cách đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe và hình thành thói quen vệ sinh tốt cho trẻ. Hãy cùng chung tay rèn luyện thói quen rửa tay cho bé ngay từ hôm nay để bảo vệ bé khỏi vi khuẩn và xây dựng nền tảng sức khỏe vững vàng cho tương lai!

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Head office: 028 3535 6832
Tuyển sinh/ Tham quan: 085 331 3868

 Busy Bees Global Preschool – Quận 2, Thành phố Thủ Đức

  • Tòa nhà Feliz en Vista, Số 01 Phan Văn Đáng, P. Thạnh Mỹ Lợi, Thành phố Thủ Đức.

Busy Bees Global Preschool – Gò Vấp

  • Số 119 Nguyên Hồng, Phường 1, Quận Gò Vấp, Tp. Hồ Chí Minh.

Busy Bees Global Preschool – Cầu Giấy, Hà Nội.

  •  Số 02 Nguyễn Thị Thập, Phường Trung Hoà, Quận Cầu Giấy.