4 phương pháp rèn luyện kỹ năng quan sát cho trẻ mầm non theo chuẩn quốc tế 

Trong các nghiên cứu về tâm lý, có rất nhiều phương pháp rèn luyện kỹ năng quan sát cho trẻ mầm non được các nhà tâm lý học phân tích. Vậy ba mẹ nên áp dụng phương pháp nào để rèn luyện kỹ năng này một cách hiệu quả?

Với vốn kiến thức và nhận thức còn hạn chế, trẻ tự quan sát theo thói quen, quán tính. Lúc này, người lớn đóng vai trò quan trọng trong việc dìu dắt, hướng dẫn để trẻ có thể chủ động đối mặt với các vấn đề, quan sát và giải quyết chúng.

Kỹ năng quan sát cho trẻ mầm non được chú trọng tại Busy Bees.
Kỹ năng quan sát cho trẻ mầm non được chú trọng tại Busy Bees.    

1. Kỹ năng quan sát cho trẻ mầm non là gì? Vai trò và tầm quan trọng

Kỹ năng quan sát là khả năng chủ động nhìn nhận sự việc, sự vật và các vấn đề xung quanh một cách chi tiết, tỉ mỉ. Như vậy, để trẻ biết quan sát và vận dụng hiệu quả vào cuộc sống thì thầy cô, gia đình cần rèn luyện cho trẻ mỗi ngày.

Kỹ năng quan sát giúp các bé học hỏi, khám phá thế giới quan dưới lăng kính nhiều sắc màu, sinh động và sáng tạo. Những nơi con đi qua, những danh lam thắng cảnh, những khu di tích con đến đều được quan sát và ghi nhớ vào não bộ. Thông qua việc rèn luyện khả năng quan sát, bé có thể phát triển tư duy, đánh giá, phân tích và sắp xếp thông tin một cách logic, từ đó đưa ra những nhận xét và quyết định đúng đắn trong cuộc sống. 

Ưu điểm của phương pháp quan sát trẻ mầm non là bé sẽ thu thập tốt các chi tiết cơ bản, cần thiết nhất của sự vật, hiện tượng và ghi nhớ sự tồn tại, trật tự, nhất là các mối liên hệ bề ngoài giữa các chi tiết đó.

2. Tìm hiểu về phương pháp rèn luyện kỹ năng quan sát cho trẻ mầm non

Có rất nhiều phương pháp rèn luyện khả năng quan sát ở trẻ. Trong thế giới muôn màu có rất nhiều sự việc khác nhau. Trẻ biết quan sát sẽ hiểu và biết cách phân nhóm các sự vật vào những chủ đề theo sự quan tâm của mình.

Bên cạnh đó, trẻ biết biết loại trừ những chi tiết, đối tượng không liên quan. Ví dụ khi nhìn con công trong vườn bách thú, trẻ sẽ quan sát xem nó có bao nhiêu màu sắc. Điểm đặc biệt của con công là gì? Để tìm ra câu trả lời, bé sẽ tìm đọc bảng mô tả của con vật thay vì chỉ nhìn và cho rằng nó rất đẹp.

Điều này cho thấy nếu có mục đích quan sát càng rõ ràng, trẻ càng tập trung chú ý; sự quan sát càng tỉ mỉ, tinh tế, hiệu quả quan sát càng cao. Do đó, trước khi đi đến bất kỳ địa điểm nào, ba mẹ sẽ định hướng giúp trẻ xác định rõ mục đích của chuyến đi này là muốn con hiểu được điều gì, thậm chí yêu cầu trẻ quan sát tỉ mỉ, chi tiết một con vật cụ thể trẻ thích rồi mô tả lại cho mọi người nghe, như thế trẻ sẽ hứng thú khám phá và thu hoạch những điều bổ ích.

Phương pháp quan sát trẻ mầm non giúp bé phát triển tư duy.
Phương pháp quan sát trẻ mầm non giúp bé phát triển tư duy.

3. 4 phương pháp rèn luyện kỹ năng quan sát cho trẻ mầm non hiệu quả nhất

Trong khá nhiều phương pháp được các nhà tâm lý học chỉ ra, có những phương pháp quan sát trẻ mầm non được xem là kinh điển, phù hợp với trẻ và có tính hiệu quả, thực thi cao. Hãy cùng trường mầm non quốc tế Busy Bees tìm hiểu 4 phương pháp quan trọng khi cho trẻ rèn luyện kỹ năng này nhé ba mẹ!

3.1. Rèn luyện kỹ năng quan sát cho trẻ mầm non qua trò chơi

Đây là phương pháp rất hiệu quả trong việc rèn luyện kỹ năng quan sát ở trẻ. Ví dụ nếu ở nhà, ba mẹ có thể thử thách con bằng những câu hỏi như: đố con biết những vật dụng này (chìa khoá, quyển sách, mắt kiếng… để ở đâu? Con lấy về được nhanh nhất sẽ được phần thưởng. Việc tưởng chừng đơn giản nhưng sẽ thu hút sự chú ý của con. Con sẽ biết những vật dụng trong nhà được sắp xếp như thế nào? Nếu con không ngăn nắp và không biết quan sát con sẽ không thể tìm ra được. 

Hoặc các loại trái cây, thực phẩm, ba mẹ cũng có thể giúp con phát triển kỹ năng quan sát tốt. Ví dụ khi ăn các loại trái cây, con thấy những trái nào có hình dáng và màu sắc giống nhau. Đặc điểm của chúng là gì? Cùng có vị chua hay cùng có vị ngọt? Trong bất kỳ vấn đề nào ba mẹ cũng có thể tạo môi trường cho con vừa học vừa chơi và có phương pháp quan sát cho trẻ mầm non.

Có 4 phương pháp quan sát trẻ mầm non.
Có 4 phương pháp rèn luyện kỹ năng quan sát cho trẻ mầm non.

3.2. Rèn luyện kỹ năng quan sát và biểu đạt cảm xúc qua viết nhật ký

Thời đại ngày nay, thật khó để trẻ diễn đạt cảm xúc, suy nghĩ và nhìn nhận sự việc theo quan điểm của trẻ và viết thành những trang giấy. Nhưng nếu nhận được sự động viên của ba mẹ, mua cho con một quyển sổ thật dễ thương, con sẽ nâng niu và truyền tải quan điểm cá nhân thành những trang nhật ký đầy cảm xúc.

Tuy nhiên phương pháp này phù hợp với những trẻ độ tuổi tiểu học trở lên, khi trẻ có thể viết và diễn đạt thành từng câu.

Còn với trẻ mầm non, bé có thể biểu đạt cảm xúc qua giao tiếp, ngôn ngữ. Ví dụ khi quan sát, trẻ sẽ đặt câu hỏi tại sao loài khỉ có thể cầm được bằng hai tay mà những con vật khác không cầm được. Sự khác biệt giữa con khỉ ba và con khỉ mẹ?

3.3. Quan sát, học hỏi thực tế môi trường xung quanh

Trong quá trình quan sát, cọ sát thế giới xung quanh, trẻ thường có những vướng mắc và đặt ra nhiều câu hỏi rất thú vị mà đôi khi khiến người lớn phải ngạc nhiên. Ví dụ như tại sao ngày rằm mới có trăng tròn, tại sao lại có rất nhiều ngôi sao trên trời, tại sao các vì sao chỉ xuất hiện vào buổi tối. 

Hay, tại sao con cá lại thở bằng mang mà không thở bằng tim như các con vật khác? Mẹ ơi, sao con cá nó bơi hoài mà nó không mỏi? Cá nó có đi ngủ không?… Trước những câu hỏi dễ thương, thậm chí đôi khi có phần ngô nghê của trẻ cho thấy trẻ thích quan sát, tìm tòi và muốn được khám phá “cả thế giới”. Những lúc này, phụ huynh nên trả lời trẻ, cùng con tìm hiểu thay vì phàn nàn cho rằng con hỏi lung tung.

Nếu ba mẹ thiếu kiên nhẫn hoặc không trả lời có thể sẽ khiến bé mất hứng, bị tổn thương dẫn đến không còn muốn quan sát và tìm hiểu thế giới xung quanh.

3.4. Phát triển kỹ năng quan sát theo phương pháp Reggio Emilia chuẩn quốc tế

Phương pháp Reggio Emilia hiện nay được rất nhiều trường mầm non áp dụng. Phương pháp này cho phép trẻ tự do khám phá môi trường xung quanh trong không gian học tập gợi mở, dựa trên nền tảng lắng nghe và thấu hiểu nhu cầu của trẻ.

Theo đó, trẻ được khuyến khích đặt câu hỏi và khám phá để cảm nhận sự biến đổi không ngừng của thế giới. Đặc biệt, các bé được tham gia nhiều hoạt động vui chơi trên tinh thần chủ động, tự giác và tích cực.

Ngoài ra, phương pháp Reggio Emilia cho phép trẻ có thể tự do khám phá, tự do thể hiện cảm xúc thông qua việc lắng nghe và thấu hiểu những suy nghĩ của trẻ. Độ tuổi thích hợp nhất để áp dụng phương pháp này là từ 2 đến 6 tuổi. Đây là giai đoạn hoàn hảo để trẻ có thể phát triển và hoàn thiện các kỹ năng cũng như tư duy. 

Trong các buổi học tập phát triển kỹ năng, trẻ được khuyến khích bày tỏ cảm xúc cá nhân, Giáo viên sẽ khơi gợi để hiểu thâm về những suy nghĩ của trẻ, từ đó có định hướng phù hợp.

4. Phụ huynh cần có thể dạy kỹ năng quan sát cho con như thế nào

Phụ huynh bên cạnh việc khuyến khích trẻ quan sát cần định hướng, dẫn dắt cho trẻ suy ngẫm những vấn đề con đang quan tâm. 

Ví dụ khi cho con đi Thảo Cầm Viên, ba mẹ nên có những câu đố để kích thích bé quan sát. Những con nào là động vật có vú? Điểm khác biệt của những loài chim cảnh… Qua những câu hỏi, ba mẹ sẽ thấy khả năng quan sát của con và giúp con “thu hoạch” kha khá kiến thức cần thiết. 

Như vậy, nếu trẻ dừng lại ở mức độ quan sát, thu thập thông tin đơn thuần mà không xử lý thì sẽ chưa đủ để vận dụng vào trong các tình huống bất ngờ xảy ra và vận dụng tốt vào các trường hợp thực tế. Vì vậy, cha mẹ cùng với việc bồi dưỡng cho con thói quen biết quan sát còn cần chỉ dẫn trẻ biết cách tích cực suy nghĩ những vấn đề trẻ nhìn thấy và tìm ra giải pháp cần thiết và phù hợp. 

Ba mẹ có thể kiểm tra khả năng quan sát của trẻ hàng ngày. Khi con tiến bộ, ba mẹ nên khen ngợi, khích lệ con. Khi con quan sát còn thiếu tập trung hay hời hợt, ba mẹ cần kiên nhẫn và khéo léo định hướng. Có như vậy, theo thời gian, năng lực quan sát của trẻ mới ngày càng tinh tế, nhạy bén.

Phụ huynh dạy phương pháp quan sát trẻ mầm non như thế nào?
Phụ huynh dạy phương pháp quan sát trẻ mầm non như thế nào?

5. Trường Mầm non Quốc tế Busy Bees luôn chú trọng rèn luyện kỹ năng quan sát cho trẻ

Trường Mầm non Quốc tế Busy Bees (Busy Bees Global Preschool) áp dụng chương trình giáo dục UK National Curriculum (Key Stage) của Anh. Chương trình gồm 6 môn học chính: Ngữ văn Anh, Toán Quốc tế, Dự án Khoa học xã hội và STEAM, Chánh niệm, Âm nhạc và Thể thao. 

Em bé của Busy Bees sẽ học theo dự án thực tế, trực tiếp lên ý tưởng, thực hành thí nghiệm và thuyết trình để phát triển kỹ năng quan sát, làm việc nhóm, tư duy logic, tự giải quyết vấn đề, từ đó dần hoàn thiện bản thân.

Với phương pháp quan sát trong giáo dục mầm non, Busy Bees chú trọng bồi dưỡng cho trẻ thói quen biết quan sát, đồng thời chỉ dẫn trẻ biết cách tích cực suy nghĩ những vấn đề trẻ nhìn thấy. Từ đó, năng lực quan sát của trẻ mới ngày càng tinh tế, nhạy bén.

Busy Bees Global Preschool là một thành viên trực thuộc tập đoàn giáo dục Busy Bees Group; một trong những hệ thống mầm non lớn nhất thế giới với hơn 1000 trường trên toàn cầu. Hiện nay, Busy Bees có mặt ở 10 quốc gia khác nhau như: UK, Ireland, Italy, Canada, USA, Australia, New Zealand, Singapore, Malaysia và Việt Nam.

Trường Busy Bees chú trọng phương pháp quan sát trong giáo dục mầm non
Trường Busy Bees chú trọng phương pháp quan sát trong giáo dục mầm non

Busy Bees thấu hiểu rằng trí tò mò, khả năng quan sát và học hỏi của mỗi em bé là một bản năng, vì thế môi trường học tập và phương pháp giảng dạy cần gợi mở những khả năng tiềm ẩn này.

Biện pháp kích thích trẻ thích được hợp tác nhất chính là đặt câu hỏi. Thông qua đặt câu hỏi, giúp trẻ gợi mở trí tưởng tượng, ghi nhớ tại thời điểm đó tốt hơn và nhớ lâu hơn. Bên cạnh đó, vừa củng cố lại những kinh nghiệm trẻ từng lĩnh hội, giúp trẻ thấy việc quan sát, tìm hiểu thế giới thật thú vị, có ý nghĩa thiết thực và là cách học tập chủ động, không áp lực.

Mang tinh hoa của nền giáo dục của Vương quốc Anh về Việt Nam, Busy Bees luôn có lộ trình giảng dạy rõ ràng, giáo trình học tập phù hợp theo từng lớp và độ tuổi. Đồng hành cùng “những chú ong nhỏ”, Busy Bees mang lại sự khởi đầu tốt nhất trong những năm tháng đầu đời cho thế hệ trẻ em Việt Nam.

Những chú ong nhỏ của Busy Bees sáng tạo, thông minh, năng động và là những em bé nhạy bén, logic. Với hai cơ sở tại thành phố Hồ Chí Minh và một cơ sở tại Hà Nội, trong năm 2024 và những năm tiếp theo, Busy Bees sẽ mở rộng hệ sinh thái ở nhiều tỉnh thành khác.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Head office: 028 3535 6832
Tuyển sinh/ Tham quan: 085 331 3868

 Busy Bees Global Preschool – Quận 2, Thành phố Thủ Đức

  • Tòa nhà Feliz en Vista, Số 01 Phan Văn Đáng, P. Thạnh Mỹ Lợi, Thành phố Thủ Đức.

Busy Bees Global Preschool – Gò Vấp

  • Số 119 Nguyên Hồng, Phường 1, Quận Gò Vấp, Tp. Hồ Chí Minh.

Busy Bees Global Preschool – Cầu Giấy, Hà Nội.

  •  Số 02 Nguyễn Thị Thập, Phường Trung Hoà, Quận Cầu Giấy
5/5 - (1 bình chọn)