Để nuôi dưỡng con trẻ tốt nhất, bên cạnh việc xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, trang bị kỹ năng phòng tránh nguy hiểm cho trẻ mầm non cũng là một vấn đề cần được quan tâm. Quá trình hướng dẫn và dạy bảo con có thể diễn ra trên trường hoặc ngay tại nhà, giúp con hình thành ý thức tự bảo vệ bản thân tốt hơn. Để tìm hiểu sâu hơn về nội dung này, các bạn có thể tham khảo bài viết ngay sau đây.
1. Tìm hiểu về kỹ năng phòng tránh nguy hiểm, tự bảo vệ bản thân cho trẻ mầm non
Kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ mầm non chính là khả năng đưa ra phán đoán, quyết định phù hợp để bảo vệ an toàn cho bản thân. Đây là một kỹ năng quan trọng cần được ba mẹ và nhà trường phối hợp để phổ biến từ sớm. Qua đó giúp con trẻ tránh xa các mối nguy hiểm và được phát triển an toàn và khỏe mạnh.
2. Tầm quan trọng của việc dạy kỹ năng phòng tránh nguy hiểm cho trẻ mầm non
Trang bị sớm cho con kỹ năng phòng tránh nguy hiểm cho trẻ mầm non giúp xây dựng tính tự lập từ nhỏ. Trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, ba mẹ khó có thể bên cạnh con mọi lúc. Lúc này, kỹ năng này sẽ giúp con nhận thức được sự việc rõ ràng hơn. Từ đó đưa ra hành động sáng suốt để bảo vệ bản thân khỏi nguy hiểm.
3. 2 quy tắc giúp trẻ rèn luyện kỹ năng phòng tránh nguy hiểm cho trẻ mầm non
Có nhiều phương pháp để rèn luyện kỹ năng phòng tránh nguy hiểm cho trẻ mầm non. Để giúp con dễ nhớ và dễ làm theo, nhà trường và phụ huynh có thể cùng con học hai quy tắc sau.
3.1. Dạy trẻ quy tắc đồ lót: PANTS
PANTS là quy tắc 5 điều được phát triển để giúp trẻ hình thành ý thức tự bảo vệ bản thân. Trong đó:
- Privates are private (Riêng tư): Trẻ có quyền riêng tư và không ai được tự phép chạm vào những vùng nhạy cảm của trẻ, ngoại trừ bố mẹ hoặc người trong tình huống y tế cụ thể.
- Always remember your body belongs to you (Cơ thể của con là của con): Luôn luôn nhớ cơ thể chính là của con – Không ai được phép bắt buộc con làm bất cứ điều gì mà con không muốn. Hãy luôn luôn nói từ chối khi cần thiết kể cả với cha mẹ hay thầy cô.
- No is No (Không có nghĩa là Không): Trẻ có quyền nói không với những hành vi đụng chạm vào cơ thể mà bản thân không thoải mái, thậm chí với người thân.
- Talk about secrets that upset you (Kể điều bí mật): Kể ra những điều mà bạn đang buồn – Bất cứ điều gì có thể khiến con lo lắng, sợ hãi. Hãy kể lại với một ai đó mà con cảm thấy tin tưởng. Ba mẹ phổ biến cho trẻ những điều “tốt” và “xấu”, dạy con tránh xa điều xấu và làm điều tốt.
- Speak up (Lên tiếng): Trẻ có thể nói ra những điều khiến bản thân lo sợ. Ba mẹ và giáo viên nên động viên con lên tiếng nhiều hơn để được bảo vệ, hỗ trợ trong mọi tình huống.
3.2. Dạy trẻ quy tắc bàn tay 5 ngón
Quy tắc bàn tay 5 ngón có thể giúp rèn luyện kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ mầm non rất tốt. Với một bàn tay 5 ngón, ba mẹ có thể dạy con:
- Ngón cái: Những hành động yêu thương thân mật dành riêng cho người thân, người mà trẻ tin tưởng.
- Ngón trỏ: Những hành động thông thường dành cho bạn bè, họ hàng, thầy cô như nắm tay, khoác vai, ….
- Ngón giữa: Những hành động không quá thân mật như nói chuyện, vẫy tay, … với những ai mà trẻ chỉ mới quen biết.
- Ngón áp út: Với người lạ, trẻ chỉ nên cúi chào và giữ khoảng cách tối thiểu.
- Ngón út: Với những hành vi khiến trẻ cảm thấy không thoải mái, trẻ nên biết xua tay, từ chối.
3. 10 kỹ năng phòng tránh nguy hiểm cho trẻ mầm non phụ huynh có thể dạy cho bé
Trang bị kỹ năng phòng tránh nguy hiểm cho trẻ mầm non sẽ giúp trẻ hình thành ý thức bảo vệ bản thân từ sớm. Đảm bảo con được học tập và vui chơi an toàn, ngay cả khi ba mẹ không bên cạnh. Dưới đây là 10 kỹ năng phòng tránh nguy hiểm cho trẻ mầm non phụ huynh có thể dạy ngay tại nhà.
3.1. Kỹ năng bảo vệ bản thân trước người lạ (cần có ảnh minh họa)
Khi ba mẹ không bên cạnh, trẻ con có thể bị các đối tượng xấu dụ hoặc bởi đồ ăn, đồ chơi con yêu thích. Vì vậy, điều cấp thiết là phụ huynh và giáo viên nên phổ biến cho con kỹ năng bảo vệ bản thân trước người lạ khi còn nhỏ. Trẻ cần biết cách nói không, xua tay trước những đề nghị từ người lạ mặt, không đi theo người lạ khi không có ba mẹ bên cạnh.
Để giúp con ghi nhớ và làm theo hướng dẫn, nhà trường và phụ huynh có thể xây dựng nhiều tình huống nhỏ để trẻ ứng biến. Ví dụ, khi có người lạ mời trẻ đi cùng bằng một món đồ chơi, trẻ nên biết từ chối và tìm đến khu đông người lập tức.
3.2. Kỹ năng bảo vệ bản thân cho trẻ mầm non tránh bị xâm hại cơ thể
Thời gian gần đây, ta không khó bắt gặp các thông tin liên quan đến việc trẻ con bị xâm hại. Do đó, kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ mầm non nên được phổ biến càng sớm càng tốt. Từ đó giúp con tránh được nguy cơ bị xâm hại cơ thể, học tập và vui chơi an toàn hơn.
Cha mẹ có thể lồng ghép các kiến thức về giáo dục giới tính ngay trong đời sống sinh hoạt hàng ngày. Chẳng hạn như khi tắm, phụ huynh có thể dạy con nhận biết các bộ phận nhạy cảm, cũng như cách phản ứng khi có người cố tình đụng chạm.
3.3. Kỹ năng an toàn khi tham gia giao thông (viết ít thôi link qua bài chi tiết)
Kỹ năng an toàn khi tham gia giao thông cũng là một kỹ năng phòng tránh nguy hiểm cho trẻ mầm non quan trọng mà ba mẹ cần quan tâm. Theo đó, trẻ cần được học những kiến thức cơ bản về biển báo, đèn đường và các quy tắc khi tham gia giao thông. Song song với việc dạy con lý thuyết, ba mẹ cũng có thể cùng con thực hành trên đường đi học, đi chơi để trẻ nắm vững kiến thức sâu hơn. Từ đó xây dựng thói quen tốt cho quá trình phát triển sau này.
3.4. Kỹ năng tìm kiếm sự giúp đỡ
Trẻ mầm non chưa thể giải quyết sự cố, bảo vệ bản thân đủ tốt trong nhiều tình huống, dù được trang bị kỹ năng tốt như thế nào. Đó là lý do mà phụ huynh và nhà trường cần dạy trẻ cách tìm kiếm sự giúp đỡ xung quanh khi gặp phải những sự việc không lành. Để bắt đầu, ba mẹ có thể dạy con cách nhận biết tình huống nguy hiểm xảy ra như khi con đi lạc, bị người lạ tiếp cận, …. Lúc này, trẻ cần biết cách hét to, thu hút sự chú ý của những người xung quanh. Từ đó nhận được sự hỗ trợ kịp thời.
Đồng thời, ba mẹ cũng nên hướng dẫn con cách nhận diện những ai có thể tin tưởng. Con cần tìm kiếm sự giúp đỡ từ những chú công an, thầy cô giáo, bác bảo vệ, … khi rơi vào tình huống khó xử.
3.5. Kỹ năng bảo phòng tránh nguy hiểm cho trẻ mầm non khi gặp hỏa hoạn (link qua bài chi tiết)
Hỏa hoạn, cháy nổ là một trong những vấn đề thường xuyên xảy ra khi ba mẹ không bên cạnh con. Trang bị kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ mầm non sẽ giúp con biết cách ứng phó khi gặp những tình huống nguy hiểm như thế. Một số kỹ năng quan trọng cần phổ biến bao gồm biết dùng khăn ướt che mũi, tận dụng lối đi thoát hiểm, kêu cứu qua cửa số, ….
Ba mẹ có thể cùng con xem những video hướng dẫn khi có cháy, xây dựng tình huống giả định để con thực hành. Như thế, con sẽ tự bảo vệ bản thân tốt hơn ngay cả khi không có ba mẹ bên cạnh.
3.6. Kỹ năng tự bảo vệ bản thân khi bị lạc
Các trường hợp trẻ đi lạc trong những khu vực diện tích rộng như công viên, trung tâm thương mại, … là không hiếm gặp. Việc này xảy ra nhiều do bản tính ham chơi, thích tìm tòi mà trẻ thường dễ bị tách ra khỏi ba mẹ, không tìm được đường về. Vì vậy, kỹ năng tự bảo vệ bản thân khi bị lạc cũng là một kỹ năng phòng tránh nguy hiểm cho trẻ mầm non quan trọng, cần được quan tâm.
Trước hết, ba mẹ nên dạy con ghi nhớ những thông tin quan trọng như số điện thoại, địa chỉ nhà để con có thể tự tìm kiếm sự giúp đỡ bên cạnh. Những người mà con có thể nhờ cậy nên là chú bảo vệ, nhân viên siêu thị hay cảnh sát. Đồng thời, trẻ cũng nên biết cách ứng xử khi bắt gặp người lạ chủ động giúp đỡ, biết cách hét lên khi có những cử chỉ không phù hợp.
3.7. Kỹ năng phòng tránh nguy hiểm khi vui chơi
Kỹ năng phòng tránh nguy hiểm cho trẻ mầm non khi vui chơi là kiến thức căn bản mà ba mẹ nên dạy cho trẻ từ sớm. Trẻ con rất thích các hoạt động vui chơi, nô đùa. Tuy nhiên nếu không có ba mẹ bên cạnh quan sát, nhiều lúc con có thể bị thương, gặp sự cố không đáng có. Để tránh xảy ra các trường hợp này, trẻ cần được hướng dẫn cách chơi xe đạp, cầu trượt, bập bênh, … an toàn. Trước khi chơi cần phải tuân thủ các hướng dẫn về mũ bảo hiểm, sử dụng bảo hộ khi cần thiết.
3.8. Kỹ năng ở nhà một mình
Khi để con ở nhà một mình, ba mẹ cần dạy con không trả lời hoặc mở cửa khi có người lạ gõ cửa. Việc này là vô cùng cần thiết để đảm bảo an toàn cho con, tránh xảy ra thiệt hại về của. Trong trường hợp người lạ cố ý phá cửa vào nhà, trẻ cần biết cách gọi điện thoại cầu cứu và ẩn nấp tại những nơi an toàn.
3.9. Dạy trẻ ghi nhớ số điện thoại, địa chỉ gia đình, số điện thoại khẩn cấp
Việc ghi nhớ số điện thoại và địa chỉ của gia đình sẽ giúp trẻ bảo vệ bản thân tốt hơn khi đi lạc, khi ở nhà một mình. Bằng cách nhắc đi nhắc lại thường xuyên, trẻ sẽ nhớ nằm lòng các thông tin quan trọng này. Từ đó có khả năng tránh được nhiều tình huống nguy hiểm, khẩn cấp.
4. 5 nguyên tắc khi dạy kỹ năng phòng tránh nguy hiểm, tự bảo vệ bản thân cho trẻ mầm non
Trong quá trình dạy kỹ năng phòng tránh nguy hiểm cho trẻ mầm non, ba mẹ cần nắm một vài nguyên tắc để giúp con ghi nhớ hiệu quả. Qua đó tự bảo vệ bản thân tốt hơn trong các tình huống không có ba mẹ bên cạnh.
4.1. Thường xuyên tâm sự nói chuyện với trẻ
Việc chia sẻ, tâm sự thường xuyên với con trẻ sẽ tạo ra môi trường giao tiếp cởi mở, đáng tin giữa con và ba mẹ. Lúc này, con có thể tự do đưa ra các thắc mắc, ba mẹ có thể đưa ra lời khuyên, câu trả lời phù hợp với con. Bằng cách này, trẻ sẽ tự tin hơn trong cuộc sống, biết cách xử lý những tình huống xấu để bảo vệ bản thân tốt hơn.
4.2. Dạy trẻ qua tình huống để giúp trẻ hiểu vấn đề
Phương pháp xây dựng tình huống cùng con thực hành luôn là cách tiếp cận hiệu quả nhất để học một kiến thức mới. Trẻ được thử thách khả năng xử lý tình huống, dựa trên những gì đã học. Từ đó giúp trẻ ứng biến tốt hơn khi gặp sự việc tương tự trong thực tế.
4.3. Đưa ra các quy tắc an toàn cho trẻ
Đưa ra những quy tắc rõ ràng về sự an toàn trong khi dạy kỹ năng phòng tránh nguy hiểm cho trẻ mầm non sẽ giúp con phân biệt tốt hơn việc đúng, việc sai. Theo đó, ba mẹ sẽ liệt kê những hành vi được coi là không an toàn, không phù hợp như đụng chạm vào những nơi nhạy cảm. Vì vậy, trẻ có thể nhận biết kịp thời và xử lý tốt hơn khi xảy ra tình huống nguy hiểm.
4.4. Dạy và giải thích cho trẻ hiểu rõ bản chất vấn đề
Trong quá trình hướng dẫn kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ mầm non, ba mẹ nên giải thích rõ ràng lý do và thắc mắc của trẻ. Cụ thể hơn, đây là ba điều phụ huynh cần thực hiện:
- Hiểu được mức độ nhận biết của trẻ: Ba mẹ cần hỏi con đã từng nghe, từng biết về vấn đề chưa. Việc này sẽ giúp đưa ra các quyết định hướng dẫn phù hợp hơn dựa theo mức độ hiểu biết của con.
- Đưa ra ví dụ, tình huống thực tế: Những vấn đề như bảo vệ bản thân sẽ tương đối khó tiếp thu với trẻ nhỏ. Lúc này, ba mẹ cần liên hệ với cuộc sống thường ngày để đưa ra các ví dụ gần gũi, giúp con nắm bắt tốt hơn.
- Khuyến khích những câu hỏi: Ba mẹ nên động viên con đưa ra thắc mắc về vấn đề để hiểu sâu hơn. Đồng thời cũng trả lời nhanh chóng để con tiếp thu kiến thức tốt nhất.
4.5. Không nên la mắng trẻ
Ba mẹ nên kiên nhẫn, không quát tháo con khi đang dạy những kiến thức quan trọng như kỹ năng tự bảo vệ bản thân. Thay vào đó, phụ huynh nên thể hiện sự lo lắng, quan tâm và sẵn sàng lắng nghe mỗi khi con thắc mắc. Như vậy, việc tiếp thu kiến thức quan trọng sẽ dễ dàng hơn nhiều.
5. Trường Mầm non Quốc tế Busy Bees chú trọng trang bị các kỹ năng tự bảo vệ bản thân, phòng tránh nguy hiểm cho trẻ
Là thành viên trực thuộc hệ thống Busy Bees Group với hơn 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục mầm non, Busy Bees Global Preschool tự hào áp dụng chương trình giáo dục mầm non bản xứ Anh Quốc (UK National Curriculum – Key Stage).
Tại trường Mầm non Quốc tế Busy Bees, việc trang bị cho trẻ kỹ năng tự bảo vệ và phòng tránh nguy hiểm luôn được đặt lên hàng đầu. Hiểu được tầm quan trọng của việc bảo vệ bản thân trong cuộc sống, nơi đây đã xây dựng chương trình giáo dục bài bản, tích hợp các hoạt động thiết thực giúp trẻ rèn luyện những kỹ năng cần thiết để tự tin và an toàn trong mọi môi trường.
Ngoài ra, Busy Bees còn thường xuyên tổ chức các hoạt động thực hành như diễn tập phòng cháy chữa cháy, tham quan phòng cứu hỏa, hay mời chuyên gia về chia sẻ về an toàn cho trẻ. Qua những hoạt động này, trẻ được rèn luyện kỹ năng xử lý tình huống thực tế và nâng cao ý thức về tầm quan trọng của việc tự bảo vệ bản thân.
Với sự quan tâm và đầu tư bài bản, trường Mầm non Quốc tế Busy Bees đã và đang góp phần tạo dựng môi trường giáo dục an toàn và phát triển toàn diện cho trẻ. Phụ huynh hoàn toàn có thể yên tâm khi cho con em mình theo học tại Busy Bees, ngôi nhà thứ hai giúp bảo vệ và nâng niu những mầm non tương lai của đất nước.
Phụ huynh có thể tham gia và trải nghiệm trực tiếp phương pháp giáo dục của Busy Bees thông qua địa chỉ liên hệ sau:
Head office: 028 3535 6832
Tuyển sinh/ Tham quan: 085 331 3868
Busy Bees Global Preschool – Quận 2, Thành phố Thủ Đức
- Tòa nhà Feliz en Vista, Số 01 Phan Văn Đáng, P. Thạnh Mỹ Lợi, Thành phố Thủ Đức.
Busy Bees Global Preschool – Gò Vấp
- Số 119 Nguyên Hồng, Phường 1, Quận Gò Vấp, Tp. Hồ Chí Minh.
Busy Bees Global Preschool – Cầu Giấy, Hà Nội.
- Số 02 Nguyễn Thị Thập, Phường Trung Hoà, Quận Cầu Giấy.