Kỹ năng hợp tác cho trẻ mầm non đóng vai trò quan trọng. Ở độ tuổi này, các bé đang phát triển cả về tư duy lẫn thể chất nên ba mẹ không nên bỏ qua việc dạy trẻ rèn luyện kỹ năng hợp tác. Bài viết sau đây sẽ giúp quý phụ huynh hiểu rõ hơn về kỹ năng hợp tác và chia sẻ dành cho trẻ em.
1. Kỹ năng hợp tác cho trẻ mầm non là gì?
Kỹ năng hợp tác cho trẻ mầm non là sự liên kết giữa các cá nhân trong một tổ chức. Nơi mà mọi người cùng nhau chia sẻ và đóng góp sức mình vào công việc chung, hướng đến mục tiêu chung. Sự hợp tác diễn ra khi tất cả mọi người đều hỗ trợ và giúp đỡ lẫn nhau trong công việc và học tập.
Kỹ năng hợp tác được đưa vào nội dung giảng dạy tại các trường mầm non và cấp tiểu học nhằm làm tiêu chuẩn đánh giá học sinh. Bởi lẽ, kỹ năng hợp tác không chỉ thể hiện ở năng suất công việc, mà còn biểu hiện ở thái độ, sự quan tâm, chăm sóc giữa các thành viên trong nhóm. Điều này giúp trẻ bộc lộ được nhiều cảm xúc và nâng cao nhận thức hơn khi làm việc nhóm.
2. Ý nghĩa và tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng hợp tác cho trẻ mầm non
Kỹ năng hợp tác không chỉ giúp trẻ phát triển toàn diện cả về tư duy và thể chất, mà còn là bệ phóng giúp con tự tin hơn trong cuộc sống. Vì vậy, việc dạy con rèn luyện kỹ năng hợp tác mang lại rất nhiều lợi ích mà ba mẹ cần biết.
Nhà tâm lý học Jonathan Haidt đã từng nói rằng: “Sức mạnh hùng hậu nhất được biết đến trên hành tinh này chính là sự hợp tác của con người – thứ sức mạnh của xây dựng và hủy diệt”. Thực tế, không một ai có thể phủ nhận vai trò của sự hợp tác.
Sau đây, Busy Bees sẽ chia sẻ một vài ý nghĩa của việc giáo dục kỹ năng hợp tác đối với trẻ mầm non:
2.1. Giúp bé phát triển kỹ năng tư duy và sáng tạo
Kỹ năng hợp tác khuyến khích trẻ tư duy đa chiều và sáng tạo. Khi làm việc trong nhóm, trẻ cần suy nghĩ, đưa ra ý kiến và giải quyết vấn đề cùng thầy cô và các bạn. Qua đó, trẻ phát triển khả năng tư duy logic, khả năng sáng tạo và khám phá các giải pháp mới.
2.2. Tạo nền tảng cho quá trình học tập
Kỹ năng hợp tác là yếu tố quan trọng để trẻ có thể học hỏi và tiếp thu kiến thức một cách hiệu quả. Trong quá trình thảo luận, làm việc nhóm, trẻ có cơ hội chia sẻ ý kiến, giải quyết vấn đề và khám phá nhiều thông tin, kiến thức mới mẻ. Điều này tạo ra nền tảng học tập tích cực và khuyến khích sự tương tác và khám phá ở trẻ.
2.3. Xây dựng phẩm chất cá nhân
Kỹ năng hợp tác giúp trẻ phát triển các phẩm chất cá nhân quan trọng như lòng tự tin, tôn trọng, trách nhiệm và sự chia sẻ. Trẻ học cách lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác, cùng nhau làm việc để đạt được mục tiêu chung. Điều này góp phần xây dựng nền tảng cho sự phát triển toàn diện của trẻ.
2.4. Tăng trí tuệ cảm xúc cho trẻ
Không những ở tuổi mầm non, ngay cả người lớn kỹ năng hợp tác vô cùng quan trọng, góp phần rèn luyện trí tuệ cảm xúc. Trẻ sẽ biết cách điều tiết cảm xúc, rèn luyện sự nhẫn nại và tăng kỹ năng giải quyết vấn đề giúp tăng hiệu quả làm việc nhóm.
Đặc biệt, qua các hoạt động hợp tác nhóm, trẻ sẽ phân biệt các loại cảm xúc, kỹ năng đối diện với khó khăn, thử thách, cách giải quyết vấn đề… có thể giúp trẻ phát triển EQ lành mạnh. Trẻ em có EQ cao thể hiện tốt hơn trong các bài kiểm tra tiêu chuẩn, điểm số có xu hướng cao hơn.
3. 07 cách dạy kỹ năng hợp tác làm việc nhóm cho trẻ mầm non hiệu quả nhất
Kỹ năng hợp tác làm việc nhóm với các thành viên khác cũng sẽ giúp ích rất nhiều trong quá trình học tập của trẻ. Kỹ năng này sẽ giúp trẻ học được cách làm việc và chơi đùa cùng nhau, học hỏi từ nhau và hình thành nên tinh thần đoàn kết trong tập thể.
Để rèn luyện và phát triển kỹ năng hợp tác ở trẻ, ba mẹ cần lưu ý một số điều sau:
3.1. Lắng nghe, chia sẻ với bé
Khi ba mẹ sử dụng phương pháp lắng nghe tích cực, trẻ sẽ cảm thấy sẵn sàng cởi mở và trò chuyện nhiều hơn.
Lắng nghe để hiểu, đánh giá cao sự sẵn lòng chia sẻ của trẻ. Đồng thời, ba mẹ có thể chia sẻ bằng những câu hỏi mở, giúp trẻ giải quyết vấn đề. Cần lưu ý, khi trẻ chia sẻ, cha mẹ không nên có hành động cắt ngang, gây gián đoạn. Hãy dành không gian và sự im lặng để trẻ nói chuyện. Bên cạnh đó, hãy duy trì giao tiếp bằng mắt, tránh bị phân tâm.
Ngoài ra, ba mẹ cần lắng nghe và tôn trọng ý kiến của trẻ, khuyến khích trẻ làm việc cùng anh chị em, bạn bè, nhóm học tập của bé ở trường.
3.2. Làm tấm gương cho bé
Ở giai đoạn mầm non, trẻ con có xu hướng học theo bản năng và bắt chước người lớn, song, nhiều cha mẹ bỏ quên việc làm gương – chìa khóa vàng phát triển nhân cách cho con. Vì thế, trước hết bố mẹ nên là những người làm gương trong ra gia đình. Qua các hành động hằng ngày, ba mẹ và gia đình sẽ là tấm gương phản chiếu thái độ, tương tác xã hội mà bạn muốn trẻ học tập.
Điều quan trọng là ba mẹ không nên ép con làm theo ý mình. Việc ba mẹ dùng quyền lực để ép con làm theo ý mình sẽ khiến trẻ có tư tưởng chống đối, khó bảo. Thay vào đó, ba mẹ có thể chọn cách tiếp cận tích cực hơn như: bình tĩnh trao đổi, tìm hiểu nguyên nhân, hướng dẫn cụ thể, giữ thái độ nhã nhặn, ghi nhận và khen thưởng khi trẻ làm tốt và làm gương để trẻ học theo.
3.3. Hướng dẫn trẻ cách giải quyết xung đột
Dạy trẻ cách giải quyết xung đột một cách xây dựng và tìm kiếm giải pháp chung. Khuyến khích trẻ thảo luận và tìm ra các giải pháp phù hợp cho các xung đột xảy ra trong cuộc sống hằng ngày hoặc các vấn đề ở trường với các bạn của bé.
Hướng dẫn trẻ nhận ra tầm quan trọng của lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác và tìm cách đạt được sự đồng thuận, cách giải quyết vấn đề một cách phù hợp nhất.
3.4. Giáo dục kỹ năng hợp tác thông qua các hoạt động thực tế
Trong xu thế toàn cầu hóa, biết hợp tác với người khác để mang lại hiệu quả trong hoạt động là một trong những kỹ năng quan trọng của mỗi người. Kỹ năng đó cần được giáo dục sớm cho trẻ ngay từ lứa tuổi mầm non.
Bên cạnh sự tự học hỏi và rèn luyện của trẻ, các thành viên trong gia đình và thầy cô giáo cũng cần tạo điều kiện cho trẻ môi trường vui chơi, học tập an toàn, lành mạnh và thân thiện. Hướng dẫn trẻ cách chia sẻ và giúp đỡ bạn bè, tạo ra những hoạt động chơi đùa nhóm và thực hiện các hoạt động nhóm có tính cộng đồng cao.
3.5. Xây dựng và cho trẻ tham gia các trò chơi đồng đội
Tổ chức các hoạt động nhóm thường xuyên trong lớp học hoặc trong môi trường vui chơi để tạo môi trường cho bé tương tác, hoạt động nhóm với các bạn. Điều này khuyến khích trẻ hợp tác, chia sẻ ý tưởng với nhau để cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ của nhóm. Qua đây, giúp bé thực hành một cách thực tế về kỹ tác hợp tác.
3.6. Xây dựng tình huống cho bé quan sát các hành động tốt theo mẫu có sẵn
Ba mẹ và giáo viên có thể rèn luyện tính quan sát ở trẻ qua các tình huống thường gặp. Việc cho bé xem các tình huống về cách tương tác nhóm, lắng nghe, giải quyết xung đột sẽ giúp trẻ hoàn thành nhiệm vụ tốt hơn. Đồng thời, kích thích tư duy sáng tạo của trẻ trong việc xử lý các tình huống có thể xảy ra hàng ngày.
3.7. Khuyến khích bé sáng tạo và đóng góp trong khi làm việc nhóm
Khuyến khích trẻ sáng tạo và đóng góp ý kiến trong quá trình làm việc nhóm để trẻ có thêm sự tự tin nói ra suy nghĩ riêng của bé và có thể giúp ích cho việc giải quyết vấn đề chung của nhóm.
4. Giới thiệu trường Mầm non Quốc tế Busy Bees
Busy Bees Global Preschool tự hào áp dụng chương trình mầm non Bản Xứ của chính phủ Anh UK National Curriculum (Key Stage) để đảm bảo trẻ được giáo dục đúng theo tiêu chuẩn nghiêm ngặt tiên tiến nhất thế giới, đồng thời gợi mở những tài năng của trẻ một cách hiệu quả nhất.
Trường trực thuộc hệ thống Busy Bees toàn cầu – hệ thống giáo dục mầm non có bề dày lịch sử hơn 40 năm hình thành và phát triển.
Tại Việt Nam, Busy Bees có 03 cơ sở: 02 địa điểm tại Tp.HCM và một cơ sở tại Hà Nội. Trường tuyển sinh trẻ có độ tuổi từ 12 tháng đến 6 tuổi. Trong những năm qua, nhà trường nhận được rất nhiều đánh giá tích cực, lời động viên ấm áp từ phụ huynh.
Dưới đây là 05 trong rất nhiều ưu điểm của Busy Bees:
Cơ sở vật chất hiện đại chuẩn 5 sao:
- Môi trường học tập tại Busy Bees được thiết kế tỉ mỉ để kích thích giác quan và nuôi dưỡng sự sáng tạo của trẻ, phục vụ nhu cầu học tập, khám phá liên tục, mọi lúc mọi nơi của trẻ.
- Trẻ tự do học tập, vui chơi và khám phá “ngôi nhà thứ hai” qua các hoạt động sáng tạo nghệ thuật, giáo dục tích hợp STEAM, âm nhạc và thể chất.
- Một không gian sang trọng, đậm chất Anh Quốc vừa tiếp nhận tất cả các bạn nhỏ trong lớp nhưng vẫn trân trọng được tính cá nhân của từng em bé.
- Tất cả các lớp học, phòng chức năng đều được trang bị đầy đủ các dụng cụ học tập, với các chất liệu cao cấp, an toàn cho sức khỏe của bé và thân thiện với môi trường.
Chương trình mầm non bản xứ Anh Quốc: Busy Bees Global Preschool tự hào áp dụng chương trình mầm non bản xứ của chính phủ Anh UK National Curriculum giúp trẻ em phát triển toàn diện.
100+ dự án khoa học xã hội: Với nền tảng học thuật tiêu chuẩn quốc gia Anh Quốc, trẻ đến với Busy Bees Global Preschool đều được trải nghiệm việc học một cách đầy cảm hứng thông qua vui chơi – “play-based learning”. Mỗi ngày tới trường của các em đều được thỏa thích khám phá kiến thức thông qua hơn 100 dự án thực tế được thiết kế với nhiều chủ đề đa dạng. Các bé sẽ được cùng nhau học hỏi và phát triển trí tuệ, cảm xúc, vận động… để hướng đến trở thành công dân toàn cầu trong tương lai.
Trải nghiệm đa văn hoá: Em bé Busy Bees luôn “bận rộn” với các hoạt động trải nghiệm đa văn hóa từ các quốc gia trên thế giới ngay tại lớp học và trong những chuyến đi xa. Thế giới quan của con được mở rộng, tăng cường kỹ năng xã hội, nuôi dưỡng sự trưởng thành của các con.
Trải nghiệm ẩm thực toàn cầu
- Menu đa dạng Á – Âu: Thực đơn đa dạng với các món ăn đến từ nền ẩm thực Á – Âu được chế biến bởi đầu bếp chuyên nghiệp.
- Quy tắc ứng xử bàn ăn theo từng quốc gia: Làm quen và học hỏi văn hóa, quy tắc ứng xử bàn ăn của các nước – một kỹ năng thiết yếu trên hành trình trở thành công dân toàn cầu.
- Hệ thống bếp cao cấp: Hệ thống bếp ăn của Busy Bees đảm bảo những tiêu chuẩn nghiêm ngặt nhất, quy trình khép kín và chất lượng vệ sinh theo tiêu chuẩn 5 sao.
- Thực đơn dinh dưỡng, cân bằng: Chất lượng thực phẩm tuyển chọn, đạt tiêu chuẩn Vietgap, Globalgap và Haccp với 100% thực phẩm tươi sạch, đảm bảo một chế độ dinh dưỡng cân bằng, khoa học.
Lời kết
Như vậy, khi được trang bị kỹ năng hợp tác cho trẻ mầm non tốt, trẻ sẽ dễ dàng thích nghi và hòa nhập vào môi trường xã hội hơn, phát triển tốt hơn cả về mặt kỹ năng xã hội lẫn trí tuệ. Bên cạnh sự tự học hỏi và rèn luyện của trẻ, các thành viên trong gia đình và thầy cô giáo cũng cần tạo điều kiện cho trẻ môi trường vui chơi, học tập an toàn, lành mạnh và thân thiện. Hướng dẫn trẻ cách chia sẻ và giúp đỡ bạn bè, tạo ra những hoạt động chơi đùa nhóm và thực hiện các hoạt động nhóm có tính cộng đồng cao.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Head office: 028 3535 6832
Tuyển sinh/ Tham quan: 085 331 3868
Busy Bees Global Preschool – Quận 2, Thành phố Thủ Đức
- Tòa nhà Feliz en Vista, Số 01 Phan Văn Đáng, P. Thạnh Mỹ Lợi, Thành phố Thủ Đức.
Busy Bees Global Preschool – Gò Vấp
- Số 119 Nguyên Hồng, Phường 1, Quận Gò Vấp, Tp. Hồ Chí Minh.
Busy Bees Global Preschool – Cầu Giấy, Hà Nội.
- Số 02 Nguyễn Thị Thập, Phường Trung Hoà, Quận Cầu Giấy.