Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo (BGDĐT) ban hành bảng chữ cái tiếng Việt có 29 chữ cái được sắp xếp theo thứ tự từ a đến y.
Theo đó bảng chữ cái mầm non được thể hiện ở các kiểu chữ như: chữ in hoa (kiểu viết chữ in lớn), kiểu chữ thường (kiểu viết chữ nhỏ). Kết hợp với phân chia nguyên âm, phụ âm, dấu thanh và các loại từ ghép, từ láy tạo nên hệ thống ngữ pháp phong phú và đa dạng mang đậm bản sắc Việt Nam.
1. Tổng quan về bảng chữ cái mầm non tiếng Việt
Học bảng chữ cái tiếng Việt là một trong những bước ngoặt quan trọng đầu tiên trong quá trình học tập của bé. Tuy nhiên, việc dạy chữ cái sớm cho trẻ 3 – 4 tuổi không phải điều đơn giản. Làm sao để kích thích sự ham học hỏi và giúp trẻ tiếp thu tốt?
Hãy cùng Busy Bees điểm qua hệ thống bảng chữ cái theo chuẩn Bộ Giáo dục đào tạo (BGDĐT).
1.1. Bảng chữ cái in thường
Bảng chữ cái in thường là những chữ cái được dùng trong văn bản, trừ tên riêng và dấu câu. Chữ viết thường được tạo từ những nét cơ bản với các nét cong, nét xiên, nét thẳng.
1.2. Bảng chữ cái in hoa
Bảng chữ cái hoa là những chữ cái được viết ở kích thước lớn, thường được dùng ở đầu câu, danh từ riêng, tên riêng, sau dấu chấm… Bảng chữ cái tiếng Việt kiểu hoa được chia làm hai kiểu nhỏ là kiểu viết hoa chuẩn nét thẳng và viết hoa kiểu cách uốn lượn.
1.3. Bảng chữ cái viết hoa đặc biệt
1.4. Bảng tổng hợp tên và cách phát âm các chữ cái tiếng Việt
Ngay từ nhỏ, nếu ba mẹ tập cho con cách phát âm và làm quen với hệ thống chữ cái, bé sẽ tiếp thu nhanh hơn và cách phát âm cũng rõ ràng, chuẩn xác hơn.
2. Nguyên âm, phụ âm, dấu thanh trong bảng chữ cái tiếng Việt
Trong tiếng Việt, sẽ có những nguyên âm có cách đọc gần giống ví dụ hai nguyên âm a (a) và ă (á) có cách đọc gần giống nhau từ vị trí căn bản của lưỡi cho đến độ mở của miệng.
Hai nguyên âm ơ và â cũng tương tự như nhau cụ thể là âm “Ơ” thì ngắn hơn còn âm “” thì là dài hơn một chút.
Đối với các nguyên âm hoặc các nguyên âm có dấu là: ô, â, ă, ư, ơ thì cần hết sức chú ý. Phụ huynh lưu ý, với các bé còn nhỏ tuổi, cần dạy bé chậm rãi bởi bé sẽ khó nhớ hơn.
Để học tốt và nhanh những điều này cũng cần tới trí tưởng tượng phong phú của các bé bởi những điều này không thể chỉ nhìn thấy bằng mắt được mà còn cần thông qua việc quan sát kỹ lưỡng.
Ở trong bảng chữ cái tiếng Việt, phần lớn các phụ âm đều được biểu diễn bởi một chữ cái duy nhất đó chính là: g, r, x, s, b, t, v… Ngoài ra còn có 9 phụ âm khác được viết bằng hai chữ cái đơn ghép lại.
2.1. Nguyên âm tiếng Việt
12 nguyên âm đơn | a, ă, â, e, ê, i, o, ô, ơ, u, ư, y |
17 phụ âm đơn | b, c, d, đ, g, h, k, l, m, n, p, q, r, s, t, v, x |
32 nguyên âm đôi | ai, ao, au, ay, âu, ây, êu, eo, ia, iê/yê, iu, oa, oe, oă, oa, oi, oe, oo, ôô, ơi, ua, uâ, uă, uâ, ue, ua, ui, ưi, uo, ươ, ưu, uơ, uy. |
10 phụ âm ghép | ph, th, tr, ch, gi, nh, ng, kh, gh, ngh |
2.2. Phụ âm tiếng Việt
Bên cạnh các phụ âm có một chữ cái như b, v, t, x, s, r,… thì còn nhiều phụ âm được viết bằng 2 chữ cái đơn ghép lại với nhau.
- Ph: phở, phố, pha, phao…
- Th: thứ, thi, thơ…
- Gi: gia, giảng, giải, giáo, giúp…
- Tr: trong, tre, trắng…
- Ch: chú, cha, cho…
- Nh: nhớ, nhìn, nhà…
- Ng: ngồi, nga,…
- Kh: khó, khỉ, khen, kho…
- Gh: ghế, ghe, ghẹ.
2.3. Dấu thanh
Dấu thanh được đặt trên hoặc dưới chữ cái ghi âm chính của mỗi âm tiết, ví dụ như: mầm non quốc tế, những chú ong nhỏ…
Đối với các nguyên âm đôi, dấu thanh đặt trên hoặc dưới chữ cái thứ hai, ví dụ: biển, trường, hoài,…
3. Cách dạy bé học bảng chữ cái mầm non đơn giản hiệu quả nhất
Dạy chữ cái cho con những năm khiến ba mẹ cảm thấy căng thẳng vì đôi khi con tiếp thu không được như sự kỳ vọng của ba mẹ. Để đạt được hiệu quả trong quá trình dạy chữ cho bé, ba mẹ cần lưu ý:
3.1. Lựa chọn thời gian thích hợp để dạy bé học
Trước khi khám phá về các cách dạy bé học chữ cái, ba mẹ cũng nên tìm hiểu về thời điểm phù hợp để dạy bé học chữ cái. Thông thường, nên bắt đầu dạy cho trẻ học bảng chữ cái khi các bé đang ở độ tuổi từ 2 đến 3 tuổi.
Trong giai đoạn này, trẻ thường có khả năng nhận biết và thích khám phá, giúp việc học chữ cái trở nên hiệu quả hơn. Tuy nhiên, phụ huynh không nên áp đặt hoặc kỳ vọng quá cao vào trẻ và cần kiên nhẫn cũng như nhất quán trong quá trình dạy học.
Nếu áp dụng phương pháp dạy phù hợp, việc làm quen với chữ cái sớm có thể mang lại nhiều lợi ích cho trẻ, giúp các bé tự tin hơn khi đi học, yêu thích việc học và phát triển tư duy tốt hơn.
3.2. Rèn luyện cho trẻ thói quen kỷ luật học tập từ nhỏ
Tính kỷ luật cần được rèn luyện trong một quá trình lâu dài và có sự đồng hành, hướng dẫn của người lớn. Rèn luyện tính kỷ luật cho trẻ để bé biết lắng nghe, xây dựng nếp sống tốt, có tính kỷ luật mà không phải dùng các biện pháp để răn đe, trừng phạt và đó chắc hẳn là điều mà các bậc làm cha mẹ quan tâm. Bố mẹ có thể giúp trẻ bằng việc đặt ra các mục tiêu, cam kết trong học tập hay làm việc từ đó hình thành nên thói quen cho trẻ.
3.3. Dạy trẻ cách phát âm trước khi học bảng chữ cái
Để trẻ học được bảng chữ cái nhanh nhất việc đầu tiên cần làm là dạy bé cách phát âm vì phát âm giúp cho não bộ nhận thức và ghi nhớ được mặt chữ tốt hơn.
Dạy phát âm cho trẻ khá đơn giản với các phụ huynh do hầu hết các bé đều đã biết nói trước khi được học bảng chữ cái. Do đó, trong quá trình dạy bé bố mẹ chỉ cần gọi tên của chữ cái là trẻ có thể đọc theo được.
3.4. Học chữ cái thường trước, chữ hoa sau
Theo thống kê, chữ viết hoa chỉ chiếm 5% trong mọi văn bản hay sách báo, hay truyện đọc. Do vậy, hãy cho con làm quen với bảng chữ cái ở dạng viết thường trước. Chữ viết thường rất quan trọng trong việc phát triển kỹ năng đọc của trẻ.
3.5. Áp dụng phương pháp vừa đọc vừa viết để học thuộc bảng chữ cái
Đọc sách cho con nghe không những giúp các con luyện nghe, luyện đọc, phản xạ mà còn rèn được thói quen đọc sách ngay từ khi còn bé. Thông qua những câu chuyện trong sách, trẻ được biết đến nhiều hơn về thế giới xung quanh, về cách cư xử cũng như cách nói chuyện, giao tiếp với mọi người hàng ngày.
3.6. Vừa học vừa chơi cùng bảng chữ cái mầm non tiếng Việt
- Sử dụng trò chơi để dạy con học bảng chữ cái là cách học thú vị và hiệu quả cho trẻ mầm non. Có rất nhiều trò chơi liên quan đến bảng chữ cái tiếng Việt ba mẹ có thể chơi cùng con.
- Dùng flashcards chơi cùng con để giúp tăng khả năng ghi nhớ.
- Học chữ cái thông qua bài hát. Đây là một phương pháp giáo dục hiệu quả, vừa giúp giải trí và tạo hứng thú để con học bảng chữ cái mầm non vui vẻ và nhanh chóng.
3.7. Dành thời gian đọc sách, kể chuyện cho bé nghe
Mỗi ngày, ba mẹ dành thời gian đọc sách, kể chuyện cho con. Qua mỗi câu chuyện kể sẽ giúp bé tăng thêm vốn từ và giúp bé học môn tiếng Việt tốt hơn sau này.
Có một vài lưu ý dành cho ba mẹ:
- Đừng quá khắt khe trong quá trình học của bé: Thay vào đó hãy luôn kiên trì, ân cần chỉ báo bé để con không bị áp lực khi học tập, ghi nhớ.
- Hướng dẫn con mọi lúc mọi nơi: Hãy cho bé được làm quen và nhận biết mặt chữ qua từng hoạt động hàng ngày để con thấy được tính thực tiễn của học tiếng Việt.
- Luôn đồng hành cùng con: Bố mẹ hãy luôn chia sẻ, động viên và giúp đỡ con trong quá trình học tập.
- Chú ý cách phát âm các nguyên âm của bé: Việc bé phát âm đúng thì mới có thể viết đúng, nghe đúng và ghi nhớ đúng.
- Tạo thói quen cho con đặt câu hỏi: Thay vì bé học thụ động, hãy tập cho con thường xuyên đặt ra các câu hỏi liên quan tới việc học chữ, rồi hãy để bé tập tự giải quyết vấn đề khi nào thực sự khó quá bố mẹ mới trợ giúp.
3.8. Xây dựng những bài tập chữ cái phù hợp cho trẻ mầm non
Sau mỗi buổi học, ba mẹ có thể cho con làm một bài tập nho nhỏ để con ôn lại kiến thức đã học. Ví dụ cho con viết chữ cái bất kỳ và ba mẹ luôn có những phần thưởng động viên khi con học tốt.
4. Trường Mầm non Quốc tế Busy Bees
Trường Mầm non Quốc tế Busy Bees thuộc hệ thống giáo dục mầm non Busy Bees toàn cầu. Trường tự hào áp dụng chương trình Mầm non bản xứ của chính phủ Anh UK National Curriculum (Key Stage) để đảm bảo trẻ được giáo dục đúng theo tiêu chuẩn nghiêm ngặt tiên tiến nhất thế giới, đồng thời gợi mở những tài năng của trẻ một cách hiệu quả nhất.
Trường chú trọng vào chất lượng giáo dục, chất lượng đầu ra cho trẻ giúp trẻ có nền tảng kiến thức, kỹ năng vững chắc để chuẩn bị bước vào hệ học tiếp theo. Vì vậy, tính đến thời điểm hiện tại trường có 02 cơ sở tại TPHCM (Quận 2 Thành phố Thủ Đức, Gò Vấp) và một cơ sở tại Cầu Giấy, Hà Nội. Cả 03 cơ sở tại Việt Nam đều nhận được tin yêu và an tâm của Quý phụ huynh suốt những năm qua.
Busy Bees tuyển sinh theo từng nhóm tuổi: Pre-Nursery (12 – 24 tháng); Nursery 1 (2 – 3 tuổi); Nursery 2 (3 – 4 tuổi); Kindergarten (4 – 5 tuổi) và Pre-Primary (5 – 6 tuổi).
So với mặt bằng chung của các trường mầm non quốc tế, Busy Bees có tỷ lệ giáo viên: học sinh thấp. Vì vậy, mỗi bé đều được các thầy cô chăm sóc, quan sát và yêu thương thật nhiều, giúp bé được phát triển toàn diện về tri thức, kỹ năng, phẩm chất… nhưng vẫn giữ được cá tính đáng yêu riêng của mỗi bé.
Chương trình học: Em bé Busy Bees sẽ được học 06 môn chính như:
- NGỮ VĂN ANH: 100% học tiếng Anh như trẻ em bản địa
- TOÁN QUỐC TẾ: Tư duy giải quyết vấn đề
- DỰ ÁN KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ STEAM: Thỏa sức khám phá khoa học
- CHÁNH NIỆM: Cân bằng cảm xúc bên trong
- ÂM NHẠC: Nuôi dưỡng phẩm chất nghệ sĩ
- THỂ THAO: Vận động tạo nên sức mạnh và sự dẻo dai, bền bỉ.
Để có thêm nhiều thông tin về cơ sở vật chất, lớp học thực tế và tổng thể về học phí, thực đơn, các chương trình tuyển sinh, bảng chữ cái cho trẻ mầm non được giảng dạy như thế nào…, Quý phụ huynh vui lòng liên hệ với nhà trường theo thông tin bên dưới:
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Head office: 028 3535 6832
Tuyển sinh/ Tham quan: 085 331 3868
Busy Bees Global Preschool – Quận 2, Thành phố Thủ Đức
- Tòa nhà Feliz en Vista, Số 01 Phan Văn Đáng, P. Thạnh Mỹ Lợi, Thành phố Thủ Đức.
Busy Bees Global Preschool – Gò Vấp
- Số 119 Nguyên Hồng, Phường 1, Quận Gò Vấp, Tp. Hồ Chí Minh.
Busy Bees Global Preschool – Cầu Giấy, Hà Nội.
- Số 02 Nguyễn Thị Thập, Phường Trung Hoà, Quận Cầu Giấy.